Trang chủ > Truyền thông > Làm thế nào để hạn chế dầu thải ra môi trường?
Tháng Một 10, 2024

Làm thế nào để hạn chế dầu thải ra môi trường?

Tàu thuyền |Giàn khoan dầu | Đường ống dẫn dầu

Việc xả thải dầu từ quá trình vận chuyển, khai thác dầu ngoài khơi, và vận chuyển dầu qua đường ống là kết quả của các tai nạn hoặc hành vi xả thải có chủ ý. Xả thải không có chủ ý (sự cố tràn dầu) xảy ra khi tàu va chạm hoặc gặp nạn trên biển (hỏng hóc, cháy nổ) và dầu phun trào từ các giếng dầu ngoài khơi, bục vỡ đường ống. Có nhiều biện pháp để phòng tránh tai nạn xảy ra, nhưng vẫn có những tình huống nằm ngoài kiểm soát. Tuy nhiên, các hoạt động xả thải chủ yếu là do “thói quen”, có thể kiểm soát và phòng tránh được một cách hiệu quả. Đó là vấn đề về sự kết hợp giữa các giải pháp kỹ thuật hiện có với thông tin, kiến thức và sự thay đổi thái độ của các chủ tàu, thủy thủ, các công ty khai thác đường ống và giàn khoan xa bờ.

Tàu thuyền

Dầu thải từ tàu thuyền bao gồm nước đáy tàu, bùn thải nhiễm dầu và nước dằn tàu nhiễm dầu từ các khoang chứa nhiên liệu. Ngoài tàu chở dầu, tàu thương mại cũng thải dầu từ các khoang máy móc ra biển. Các hoạt động xả thải liên quan đến tàu hàng bao gồm nước thải từ việc cọ rửa khoang chứa và nước dằn nhiễm dầu.

Trước khi các quy định quốc tế được đưa ra để ngăn ngừa ô nhiễm dầu từ tàu, các tàu chở dầu vẫn thường xuyên cọ rửa bể chứa sau đó bơm hỗn hợp dầu và nước ra biển. Ngoài ra, đối với các tàu sử dụng nước dằn tàu, nước dằn nhiễm dầu sẽ được xả trực tiếp ra biển để thay thế dầu mới.

  • Hệ thống xịt rửa bằng dầu thô (COW): các bồn chứa dầu được làm sạch bằng hệ thống xịt rửa áp lực cao với dầu thô (“dầu trị dầu”) hoặc dầu thô với nước. Điều này làm giảm lượng dầu còn lại trên boong sau khi xả. Các chất cặn từ việc sục rửa được bơm vào két chứa dầu thải và đưa về cơ sở thu gom tại cảng.
  • Két riêng biệt, chỉ để chứa nước dằn (SBT). Nước dằn được sử dụng để duy trì sự ổn định, thăng bằng của tàu, nếu không sẽ không thể bốc xếp hoặc dỡ hàng hóa lên xuống tàu. Nước dằn được chứa trong két riêng biệt, không được tiếp xúc với dầu thành phẩm hoặc dầu thô
  • Két chứa nước dằn chuyên dụng (CBT): chỉ có đối với tàu chuyên chở nước dằn.
  • Hệ thống lọc tách dầu với thiết bị dừng tự động: Nước đáy tàu sinh ra trong quá trình vệ sinh, làm sạch máy móc trên tàu. Nước làm mát thường bị ô nhiễm bởi dầu nhiên liệu và dầu nhờn. Các tàu thải nước ô nhiễm dầu ở nhiều mức độ khác nhau. Với thiết bị phù hợp, nước đáy tàu có thể được xử lý bằng cách tách dầu ra khỏi nước trước khi thải ra biển. Nếu hàm lượng dầu vượt quá giới hạn, việc xả thải sẽ tự động dừng lại (báo động lacanh).

Trong vùng biển đặc quyền, theo Phụ lục I của Công ước quốc tế MARPOL (cho đến nay, chỉ có khu vực Địa Trung Hải, vùng biển Baltic, khu vực Biển Đỏ, vùng vịnh Aden, vùng Nam Cực và các vùng nước thuộc Tây Bắc Âu), thì tất cả các tàu chở dầu bị cấm xả dầu, bùn thải nhiễm dầu và cặn dầu từ hoạt động súc rửa, hoặc nước dằn bị ô nhiễm dầu. Tất cả các chất thải nhiễm dầu (hỗn hợp) phải được giữ lại trên tàu và được lưu trữ trong két chứa nước thải cho đến khi tàu cập cảng. Hơn nữa, không được phép xả nước đáy tàu trừ khi nó đã được làm sạch đúng cách và chứa không quá 15 mg dầu/lít nước.

Hầu hết các vùng biển không phải là Khu vực đặc biệt, nhưng theo quy định của MARPOL, các tàu chở dầu và tàu chở hàng cỡ lớn vẫn cần phải có hệ thống xịt rửa dầu thô và các két chứa nước dằn. Theo Phụ lục I MARPOL được thông qua năm 1978, tất cả các tàu chở dầu thô từ 20.000 DWT trở lên và tất cả các tàu chở hàng (30.000 DWT trở lên) phải có Két riêng biệt để chứa nước dằn (SBT). Các tàu chở dầu hiện có trên 40.000 DWT phải được trang bị SBT hoặc hệ thống COW. Trong một khoảng thời gian tạm thời, một số tàu chở dầu cũng được phép sử dụng CBT.

Tất cả các tàu chở dầu và các tàu cỡ lớn khác phải được trang bị các thiết bị liệt kê ở trên để làm sạch nước đáy tàu. Tuy nhiên, nước đáy tàu ở đây là nước có chứa chất tẩy rửa trong quá trình vệ sinh bồn chứa. Khi trộn lẫn, dư lượng dầu và chất tẩy rửa tạo thành một nhũ tương ổn định có tỷ trọng khác với dầu. Đôi khi nó trông giống hỗn hợp nước sữa, nhưng hỗn hợp nhiễm dầu  không phải lúc nào cũng được xác nhận tự động bởi các thiết bị lọc tách dầu, và do đó, nước đáy tàu cứ thế thải ra biển.

Giàn khoan dầu

Các chất thải trong quá trình khám phá và khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi bao gồm nước khoan/bùn khoan, nước vỉa và phoi cắt, nước thải từ máy móc.

Trong quá trình khoan, nước khoan/ bùn khoan được sử dụng để làm mát và bôi trơn khoan, kiểm soát áp suất và đưa bùn khoan (đá hoặc cát từ lỗ khoan) lên bề mặt. Bùn được bơm xuống ống khoan và vào trong lỗ với tốc độ cao qua các vòi phun trong khoan. Bùn khoan thường là hỗn hợp nước, đất sét, vật liệu nặng (thường là barit), và các hóa chất khác. Bùn khoan được sử dụng thường là vật liệu gốc nước (WBM), nhưng trong một số trường hợp dầu khoáng (OBM) hoặc chất tổng hợp (SBM) được được sử dụng để dễ phân huỷ hơn. Mặc dù việc sử dụng WBM được ưa thích hơn, đôi khi OBM hoặc SBM phải được sử dụng khi điều kiện khoan gặp khó khăn. Chắc chắn rằng, khi khoan bằng OBM, đá cắt sẽ bị ô nhiễm dầu từ bùn. Trước đây, khi làm việc ngoài khơi, mùn khoan thường được thải ra biển, phù hợp với quy định của địa phương. Hiện nay, khi OBM được sử dụng ngoài khơi, bùn đã qua sử dụng được hút lại hoặc vận chuyển tới bờ để xử lý và thải bỏ, hoặc tái chế. (Chất lỏng được tái chế qua hệ thống tuần hoàn, thiết bị gắn trên giàn khoan tách mùn khoan và bơm chất lỏng sạch trở lại vào trong lỗ khoan). Mục tiêu của việc quản lý môi trường đối với hoạt động khoan dầu là cố gắng giảm thiểu các tác động môi trường tiềm ẩn (xem APPEA và OEF).

Nơi nào chúng ta tìm thấy dầu, nơi đó sẽ có nước. Nước có sẵn trong tự nhiên hoặc được bơm vào bể chứa để duy trì sản xuất. Tỷ lệ nước được sinh ra tăng lên khi mỏ dầu lớn dần. Khi dầu được rút ra từ hồ chứa, cần phải tách nước và xả lại về biển, được gọi là nước tạo thành (PFW). Việc xả nước ra biển sau khi đã được lọc sạch dầu và hóa chất là vô cùng quan trọng. Các quy định nghiêm ngặt áp dụng đối với lượng hydrocacbon xăng dầu được phép có trong PFW. Mục tiêu của công tác quản lý môi trường nước là giảm thiểu số lượng và nâng cao chất lượng nước thải (APPEA và OEF).

Khi giếng dầu được khoan, mùn khoan bao gồm đá nghiền và đất sét, được đưa lên bề mặt bằng nước khoan / bùn khoan và thải ra ngoài biển. Các biện pháp mới để giảm lượng xả thải, chẳng hạn như bơm lại mùn khoan vào giếng, khoan lỗ khoan mỏng hơn đang được kiểm tra và thử nghiệm (xem APPEA).

 Tương tự như nước tàu, nước xả ra từ khoang máy móc bề mặt là một hỗn hợp chứa dầu. Các thiết bị lọc tách dầu là vô cùng cần thiết để làm sạch nước thải trước khi xả ra biển. Nếu thiết bị này không được lắp đặt, thì dầu thải nên được giữ lại trên tàu cho đến khi cập bến.

Các đường ống dẫn dầu ngoài khơi:

Không có con số chính xác nào về tổng chiều dài đường ống ngoài khơi trên thế giới hiện nay. Theo một ước tính được công bố trong báo cáo năm 2002 của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (NRC) thì con số là 82.748 dặm (khoảng 52.000 km). Nước thải xả ra từ các đường ống dẫn dầu ngoài khơi thường bao gồm các chất thải hóa học trong quá trình thi công, thí nghiệm thủy tĩnh, vận hành, bảo dưỡng hệ thống. Nước thải đường ống thường chứa chất ức chế ăn mòn, chất diệt khuẩn, chất khử oxy và các chất khác. Tuy nhiên, các đường ống cũng có thể liên tục rò rỉ dầu với lượng nhỏ mặc dù ở trạng thái nguyên vẹn. (Tuy nhiên, khi một đường ống bị bục vỡ, tràn dầu trở thành một vấn đề cấp bách giống như các sự cố tràn dầu khác). Các hệ thống kỹ thuật để phát hiện và xác định những chỗ rò rỉ là đặc biệt cần thiết để tránh hiện tượng dầu bị thoát ra biển cũng như để tiết kiệm chi phí cho các nhà khai thác đường ống.

Nguồn: GPA

Biên dịch: Trang SOS

(Visited 1.317 times, 3 visits today)

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Một 10, 2024
DIỄN TẬP SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI KHO CẢNG BÌNH THẮNG

Chiều 25-12, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ phối hợp với Trung tâm SOS Môi trường tổ chức buổi diễn tập sự cố tràn dầu tại Kho cảng xăng dầu Bình Thắng (TP.Dĩ An). Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu ở Kho cảng Bình Thắng  Tình huống giả định, trong quá […]

Tháng Một 10, 2024
NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CỨU HỘ LOẠT TÀU GẶP NẠN Ở BIỂN MIỀN TRUNG

Tới chiều 6-12, 4 tàu hàng gặp nạn và trôi dạt vào biển miền Trung vẫn lấp lửng trên sóng. Ở một vài nơi thời tiết xấu khiến việc cứu hộ, xử lý tràn dầu gặp khó khăn. Tàu New Energy mắc cạn tại vùng biển giáp ranh Quảng Nam với Quảng Ngãi Trung tá […]

Tháng Một 10, 2024
KHẨN CẤP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 4 TÀU SẮT DẠT VÀO BIỂN MIỀN TRUNG

Không chỉ tàu “ma” dạt vào Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) mà trên vùng biển miền Trung nhiều ngày qua ghi nhận 3 vụ tàu sắt gặp sự cố dạt vào bờ và buộc phải ứng phó, xử lý sự cố tràn dầu. Tàu Nam Phát 1 đang nửa chìm nửa nổi ở […]