Tháng Một 10, 2024

Dầu tràn

Những vệt dầu trôi nổi trên đại dương, che phủ cả mặt biển bởi dầu thô hoặc dầu tinh chế. Khi các tàu chở hàng chục ngàn tấn nhiên liệu gặp phải tai nạn đâm va, sự cố hỏng hóc hoặc thiên tai, một lượng dầu khổng lồ sẽ bị tràn đổ xuống nước. Do không tan trong nước nên dầu sẽ phân tán thành từng lớp lơ lửng trên bề mặt đại dương.

Hàng ngàn vệt dầu loang là kết quả của những sự cố tràn dầu lớn mỗi năm. Những vệt dầu này rất khó để kiểm soát và quây chặn, thậm chí làm sạch. Một khi đã hình thành, vệt dầu loang trở thành một hiện tượng rất khó để nắm bắt và dự đoán. Nó có thể ngừng lan ra, trôi dạt, mỏng đi hoặc dày lên, trôi về phía đất liền hoặc ra ngoài khơi xa. Một cộng đồng quốc tế bao gồm các nhà hoạt động xã hội, nhà tổ chức và nhà phát triển kỹ thuật đã được thành lập để xác định, xử lý các vệt dầu tràn.

Số phận của một vệt dầu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm thời tiết, dòng hải lưu, thủy triều, mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và nước, thành phần hoá học của dầu thô hoặc dầu tinh chế, hướng gió và băng tuyết. Con người cần phải can thiệp để xử lý bằng các thiết bị theo dõi, phao quây, vật liệu thấm hút và xử lý hóa học.

Vệt dầu có thể được chuyển hướng hoặc quây chặn bằng cách sử dụng phao quây dầu chuyên dụng. Phao quây dầu có tác dụng quây chặn khu vực dầu loang, chuyển hướng nó ra khỏi đất liền hoặc vào một khu vực trong tầm kiểm soát. Đôi khi người ta cũng xử lý bằng cách đốt cháy tại chỗ. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng rào chắn để chuyển hướng dầu về khu vực có phao quây thấm dầu để thu hồi dầu. Phần lớn dầu thu hồi sẽ được mang đi tiêu hủy, nhưng một phần cũng có thể tái tinh luyện để sử dụng làm nhiên liệu.

Không đáng ngạc nhiên khi dầu loang gây ra những tác hại nghiêm trọng cho tảo, rong biển, đời sống thực vật, cá, chim, động vật có vú, động vật có vỏ, đất và đá trên bãi biển. Dầu bám vào mọi thứ, có thể dẫn đến cái chết của hàng loạt sinh vật. Nó có thể cản trở quá trình hô hấp của cá heo, cá voi, chim cũng có thể bị chết đuối vì không thể bay đi, cá và động vật bị nhiễm độc khi uống hoặc ăn phải dầu. Cát và đá cần phải được đào lên và đổ đi nếu không thể làm sạch dầu bám dính. Thậm chí sau nhiều năm xảy ra sự cố tràn dầu, hệ sinh thái khu vực vẫn bị ảnh hưởng nặng nề, minh chứng là lượng sinh khối và số lượng loài giảm hẳn.

Nguồn: Wisegeek

Biên dịch: Trang SOS

 

(Visited 872 times, 1 visits today)

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Một 10, 2024
DIỄN TẬP SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI KHO CẢNG BÌNH THẮNG

Chiều 25-12, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ phối hợp với Trung tâm SOS Môi trường tổ chức buổi diễn tập sự cố tràn dầu tại Kho cảng xăng dầu Bình Thắng (TP.Dĩ An). Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu ở Kho cảng Bình Thắng  Tình huống giả định, trong quá […]

Tháng Một 10, 2024
NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CỨU HỘ LOẠT TÀU GẶP NẠN Ở BIỂN MIỀN TRUNG

Tới chiều 6-12, 4 tàu hàng gặp nạn và trôi dạt vào biển miền Trung vẫn lấp lửng trên sóng. Ở một vài nơi thời tiết xấu khiến việc cứu hộ, xử lý tràn dầu gặp khó khăn. Tàu New Energy mắc cạn tại vùng biển giáp ranh Quảng Nam với Quảng Ngãi Trung tá […]

Tháng Một 10, 2024
KHẨN CẤP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 4 TÀU SẮT DẠT VÀO BIỂN MIỀN TRUNG

Không chỉ tàu “ma” dạt vào Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) mà trên vùng biển miền Trung nhiều ngày qua ghi nhận 3 vụ tàu sắt gặp sự cố dạt vào bờ và buộc phải ứng phó, xử lý sự cố tràn dầu. Tàu Nam Phát 1 đang nửa chìm nửa nổi ở […]