Trang chủ > Truyền thông > 10 QUY TẮC CỦA LỰC LƯỢNG PHẢN ỨNG SỰ CỐ VẬT LIỆU NGUY HIỂM
Tháng Tám 1, 2024

10 QUY TẮC CỦA LỰC LƯỢNG PHẢN ỨNG SỰ CỐ VẬT LIỆU NGUY HIỂM

Hazadous materials first responder là lực lượng phản ứng đầu tiên đối với các sự cố vật liệu nguy hiểm.

Sự cố phát tán vật liệu nguy hiểm có thể dẫn đến cháy nổ cơ sở hạ tầng và thương vong cho con người. Một năm trung bình có 34.000 sự cố vật liệu nguy hại ở Hoa Kỳ. Có thể nói, sự cố vật liệu nguy hại (hazardous materials incidents) là một nguy cơ rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Hơn một nửa là các sự cố là dưới 10 gallon. Nếu xử lý không đúng, thậm chí một vài gallon, thì có thể dẫn đến thảm họa.

10 quy tắc để ứng phó với vật liệu nguy hiểm hiệu quả, đó là:

  1. Luyện tập
  2. Cô lập hiện trường
  3. Mang bảo hộ cá nhân PPE
  4. Tính toán rủi ro
  5. Quây chặn
  6. Ngăn chặn
  7. Làm sạch
  8. Khử nhiễm
  9. Ghi chép
  10. Đánh giá

1. Luyện tập
Đối với việc huấn luyện chữa cháy thì chúng ta có thể đốt một số thứ để học viên thực hành dập lửa. Nhưng với vật liệu nguy hại thì không làm như vậy được. Bạn chỉ có thể sử dụng 1 số loại hoá chất lành tính hoặc nước để mô phỏng phương án xử lý với các bộ dụng cụ ứng phó chuyên dụng.

2. Cô lập hiện trường
Ngăn không cho mọi người không có nhiệm vụ vào khu vực xảy ra sự cố.

3. Mang bảo hộ cá nhân PPE
Người lao động phải biết cách sử dụng bảo hộ cá nhân, hay còn gọi là PPE. Luôn phải trạng bị bảo hộ gồm găng tay, kính bảo hộ, mặt nạ và quần áo chống hoá chất khi xảy ra sự cố. Đối với lực lượng ứng phó chuyên nghiệp, họ sẽ phải có bộ thở độc lập (SCBA) để đảm bảo an toàn. Nhiều người bị thương mỗi năm vì họ cho rằng khẩu trang thông thường sẽ bảo vệ họ. Hóa chất có thể bị hít vào, uống vào hoặc hấp thụ qua da và màng nhầy.

4. Tính toán rủi ro
Khi sự cố tràn xảy ra, không nên có quá nhiều người chỉ đạo. Đội trưởng hoặc người chỉ huy sự cố phải quyết định xem có cần thiết phải sơ tán hay không. Nhân viên phải luôn thông báo cho EH&S về những sự cố dù là nhỏ. Ngoài rủi ro cho con người, hãy nhớ công tác bảo vệ môi trường. Tránh để vật liệu nguy hại tràn xuống cống hoặc rò rỉ vào những vùng không thể kiểm soát. Trong mọi trường hợp, bất kỳ nhân viên nào cũng không nên hành động một mình; tối thiểu là hai người được chỉ định cho bất kỳ hoạt động ứng phó nào. Nhanh chóng đánh giá xem chất tràn ra có dễ bắt lửa hay không và cách ly chất lỏng đó khỏi mọi nguồn nhiệt, tia lửa hoặc ngọn lửa. Tất cả quá trình hàn sẽ ngừng trong quá trình ứng phó. Đặc biệt cẩn thận với quạt thông gió, băng tải và những thứ khác có thể phát ra tia lửa và bốc cháy hơi. Không nên sử dụng xe nâng trong khu vực này vì nguy cơ phát ra tia lửa.

5. Quây chặn
Khi vật liệu nguy hại thoát ra ngoài, bộ dụng cụ chống tràn có phao quây thấm có tác dụng quây chặn rất tốt. Chiều cao của phao phải gấp đôi độ sâu của chất tràn. Có thể sử dụng các vật liệu thấm dạng rời để hỗ trợ thêm cho phao. Lưu ý nếu phao gần ngấm đẫm thì phải bổ sung ngay để tránh tràn ra ngoài.

6. Ngăn chặn
Khi phao thấm đã vào đúng vị trí, hãy xác định nguồn rò rỉ. Nếu đó là thùng phuy, hãy lật thẳng đứng hoặc lăn vết thủng nằm ở phía trên. Nếu có bộ vá bịt vết thùng, hãy sử dụng tạm thời để đợi sửa chữa sau này. Bạn có thể chọn chuyển hoá chất sang thiết bị chứa khác. Hãy lưu ý sự tương thích của vật liệu thiết bị chứa với chất bên trong. Hóa chất có thể phản ứng với các thùng chứa và gây ra thảm họa.

7. Làm sạch
Quá trình dọn dẹp thường bắt đầu ở giữa sau khi tất cả chất lỏng đã được hấp thụ. Hướng ra ngoài sao cho phao thấm là những vật tư cuối cùng được lấy ra và đóng gói trong túi đựng chất thải nguy hại.

8. Khử nhiễm
Con người và tất cả các thiết bị phải được khử nhiễm, bao gồm cả việc vệ sinh đúng cách các mặt nạ phòng độc được sử dụng. Vệ sinh quần áo bảo hộ chống hóa chất trước khi cởi ra.

9. Ghi chép
Việc lưu trữ hồ sơ là bắt buộc về mặt pháp lý và sự cố tràn có thể có ảnh hưởng lâu dài. Các cơ quan nhà nước yêu cầu một số số sự cố phải được báo cáo, đặ biệt là sự cố có thương vong.

10. Đánh giá
Đánh giá công tác ứng phó sau khi kết thúc, những gì hiệu quả và những gì không. Bổ sung vật tư như bộ dụng cụ chống tràn của bạn. Đồng thời cũng phải theo dõi sức khoẻ công nhân viên.

Hãy gọi số 1800.6558 cho Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam để được tư vấn phương án ứng phó nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm.

(Visited 13 times, 1 visits today)

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Tám 1, 2024
[HỎI ĐÁP] KHI XẢY RA SỰ CỐ TRÀN DẦU/HÓA CHẤT NÊN SỬ DỤNG NHỮNG GÌ?

1/ Trang bị bảo hộ cá nhân Trang bị bảo hộ cá nhân Ảnh minh họa Bảo vệ tay (Găng tay an toàn kháng dầu/hóa chất)   Bảo vệ mắt (Kính bảo hộ lao động)   Bảo vệ cơ thể (Quần áo bảo hộ hoặc tạp dề)   Bảo vệ chân (Giày kín mũi hoặc […]

Tháng Tám 1, 2024
NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4: DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU, HOÁ CHẤT

Ngày 7/10 vừa qua, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phối hợp với Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm SOS Môi trường) tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu (ƯPSCTD) và ứng phó sự cố hóa chất (ƯPSCHC) năm 2022 tại xã Vĩnh Tân, huyện […]

Tháng Tám 1, 2024
LỰA CHỌN THIẾT BỊ HÔ HẤP PHÙ HỢP (MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC)

Lựa chọn mặt nạ phòng độc phù hợp là điều rất quan trọng. Dù có được chế tạo tốt như thế nào thì mặt nạ phòng độc cũng không thể bảo vệ bạn khỏi tất cả mọi mối nguy hiểm. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ phơi nhiễm, bạn có thể lựa […]