Giới thiệu

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam – thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (từ năm 2006), thành lập theo Quyết định số 203/QĐ-HTMg ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, theo Chứng nhận Đăng kí hoạt động khoa học công nghệ số A-1991 ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (gọi tắt là “Trung tâm SOS Môi trường”) có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong hoạt động ứng phó sự cố môi trường. Tính đến tháng 11/2021, Trung tâm SOS Môi trường đã tham gia ứng phó 120 sự cố tại nhiều địa phương và các doanh nghiệp với qui mô, điều kiện, tính chất phức tạp đa dạng khác nhau; tổ chức hơn 386 khóa đào tạo, tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố môi trường cho các cấp trung ương, địa phương và doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

Trung tâm SOS Môi trường có mạng lưới các trạm ứng phó tại các khu vực với lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dụng luôn sẵn sàng đảm bảo ứng phó kịp thời và hiệu quả khi có sự cố xảy ra.

Trung tâm SOS Môi trường là nơi trân trọng đón nhận và quy tụ các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia giỏi, tâm huyết với công nghệ môi trường, đồng thời hỗ trợ các sinh viên trẻ đam mê nghiên cứu khoa học để các thế hệ có thể phát huy tối đa kiến thức và kinh nghiệm, trí tuệ và sáng tạo vì sự nghiệp bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam không chỉ là tổ chức có nguồn lực phân bổ rộng lớn sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra trên phạm vi toàn quốc, mà còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển các công nghệ/sản phẩm mới đảm bảo phòng ngừa chủ động, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

(*) Thông tin về hoạt động:

  1. Ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất; xử lý ô nhiễm và khôi phục môi trường sau sự cố
  2. Trực thông tin, trực ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất
  3. Sản xuất trang thiết bị vật tư chuyên dụng cho ứng phó sự cố tràn dầu/hóa chất
  4. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, đào tạo và cấp chứng nhận liên quan đến hoạt động phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất, sự cố môi trường, nghiệp vụ bảo vệ môi trường, an toàn lao động, vệ sinh lao động; tập huấn nghiệp vụ thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố.
  5. Tư vấn, lập phương án, kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường, sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất.
  6. Tổ chức các hoạt động truyền thông liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố, quản lý môi trường.
  7. Hợp tác trong nước và quốc tế về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, xử lý và khắc phục môi trường sau sự cố.

(*) Thành tích trong hoạt động:

1. Hoạt động ứng phó khẩn cấp sự cố môi trường

Tính đến tháng 11/2021, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đã trực tiếp tham gia ứng phó, chỉ huy hiện trường ứng phó tròn 120 sự cố tràn dầu tại nhiều địa phương trên toàn quốc, như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Hà, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Thuận, Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nam, Yên Bái, …

2. Công tác đào tạo, tập huấn kĩ năng ứng phó sự cố môi trường

Tính đến hết tháng 11/2021, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đã tổ chức hơn 386 khóa đào tạo huấn luyện kĩ năng ứng phó sự cố tràn dầu-hóa chất cho tổng số trên 13.000 học viên. Trong đó:

– 14 khóa phối hợp Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu quốc gia

– 09 khóa phối hợp với Tổng cục Biển và hải đảo

– 05 khóa diễn tập cấp tỉnh/thành phố (Quảng Nam, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh)

– 67 khóa với Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương

– 06 khóa với Tổng cục môi trường

– 279 khóa cho các cơ sở, doanh nghiệp trên cả nước

– 06 khóa với sinh viên đại học khoa môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

3. Hoạt động tư vấn
3.1. Thực hiện dự án tư vấn cho Tổng cục Môi trường

– Xây dựng kế hoạch hành động với các sự cố/ứng phó khẩn cấp, hướng dẫn về ứng phó khẩn cấp sự cố phát thải PCB (Dự án Quốc gia Quản lý PCB của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường)

– Xây dựng tài liệu đào tạo và kế hoạch đào tạo cho một số cơ quan có thẩm quyền tại địa phương được lựa chọn trình diễn phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường liên quan đến POP, PCB và các hóa chất độc hại khác (Dự án Quốc gia Quản lý PCB của Tổng cục Môi trường/Cục kĩ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường).

3.2. Thực hiện dự án tư vấn cho cấp tỉnh

– Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu và thành lập bản đồ nhạy cảm cho tỉnh Quảng Trị.

–  Thực hiện Đề án Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hà Tĩnh.

– Lập Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

– Thực hiện Đề án Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thái Bình.

– Thực hiện Đề án Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Bình.

– Xây dựng Kế hoạch ứng phó cấp tỉnh sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí tỉnh Thái Bình.

3.3. Thực hiện dự án tư vấn cho cấp cơ sở

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tư vấn xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, giải pháp kiểm soát ô nhiễm dầu, cung cấp trang thiết bị vật tư ứng phó khẩn cấp sự cố tràn dầu và xử lý ô nhiễm dầu cho hơn 1000 doanh nghiệp/tổ chức. Một số dự án tiêu biểu:

–    Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho 15 sân bay trên toàn quốc

–    Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất cho Công ty TNHH Samsung Electronics

Việt Nam Thái Nguyên

–    Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố hóa chất cho Nhiệt điện Thái Bình

–    Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho 22 khu vực trọng yếu của Công ty

TNHH Gang thép Hưng Nghiệp (Forrmosa Hà Tĩnh).

–    Tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống ứng phó chủ động sự cố tràn dầu cho cảng xăng dầu hàng không tại Đình Vũ, thuộc dự án của quận Hải An, TP. Hải Phòng.

4. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

Nghiên cứu, phát triển, áp dụng các giải pháp và công nghệ mới phù hợp với điều kiện Việt Nam trong phòng ngừa ứng phó chủ động sự cố tràn dầu, xử lý ô nhiễm dầu và hóa chất từ các nguồn khác nhau.

Ứng dụng công nghệ sinh học

Tháng 7/2009, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) tiến hành thử nghiệm phương pháp xử lý bùn cặn nhiễm dầu bằng công nghệ sinh học Enretech. Kết quả thử nghiệm cho thấy hàm lượng dầu giảm xuống từ 2 đến 23 lần thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn hiện hành QCVN 07: 2009. Đề tài đã được Hội đồng khoa học bộ Công Thương đánh giá xuất sắc. Hiện nay công nghệ này đang được áp dụng để xử lý tại chỗ bùn cặn nhiễm dầu phát sinh từ việc xúc rửa bồn chứa cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.

Việc xử lý bùn cặn nhiễm dầu ngay tại chỗ bằng công nghệ vi sinh với dụng cụ đơn giản như cuốc xẻng, bồ cào giúp giảm thiểu đáng kể chi phí vận chuyển chất thải nguy hại, chi phí đầu tư lớn cho lò đốt và giảm thiểu khí thải.

Công nghệ sinh học Enretech với 3 đặc tính Thấm hút dầu nhanh > Cô lập dầu hoàn toàn không nhả lại môi trường > Phân hủy sinh học dầu thành các chất vô hại là lựa chọn tối ưu cho việc xử lý tại chỗ đất cát nhiễm dầu do sự cố dầu tràn trên biển xâm nhập vào bờ hay các sự cố dầu tràn vãi tại các kho xăng dầu, từ phương tiện vận tải.

Nghiên cứu áp dụng Giải pháp phòng ngừa chủ động sự cố tràn dầu 24/24 giờ và kiểm soát ô nhiễm dầu hàng ngày

Giải pháp đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều khu công nghiệp, góp phần quan trọng trong vấn đề giảm thiểu tới mức tối da dầu ô nhiễm thoát ra môi trường bất kể ngày đêm, mưa bão.

5. Truyền thông

Công nghệ, sản phẩm và hoạt động của Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông. Thông tin được cung cấp linh hoạt qua điện thoại, từ hiện trường ứng cứu sự cố, tại văn phòng Trung tâm SOS, tại trường quay, trong các chương trình truyền hình trực tiếp, họp báo trực tuyến, hoặc trả lời phỏng vấn:

– Các đài truyền hình VTV1, VTV3, truyền hình Thông tấn, truyền hình Quốc hội, truyền hình Quân Đội, ANTV, truyền hình Pháp Luật, truyền hình Nhân Dân, truyền hình kĩ thuật số VTC10, VTC14, đài truyền hình các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, BR-VT…

– Đài tiếng nói Việt Nam VOV1, VOV2.

– Các tạp chí và báo: Môi Trường, Lao Động, Công nghệ Dầu khí, Khoa học, Công nghệ mới, Vietnam News, Vietnam Investment Review, Tiền Phong, Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Báo Mới, Công an Nhân dân, Tri Ân…

– Các trang báo điện tử (xếp theo trình tự bảng chữ cái): anhp.vn,   antv.gov.vn, baochinhphu.vn, baodansinh.vn, baokhanhhoa.vn, baosuckhoecongdong.vn, baoxaydung.com.vn, bienphong.com.vn, cafef.vn,   camau.gov.vn, cand.com.vn, congluan.vn, congnghiepmoitruong.vn, baochinhphu.vn, baodautu.vn,  baogiaothong.vn, baoquangngai.vn, baoquangninh.com.vn, baotainguyenmoitruong.vn, baotintuc.vn, baovemoitruong.org.vn, congan.com.vn, daidoanket.vn, dantri.com.vn, dangcongsan.vn, giaoducthoidai.vn, giadinh.net.vn, hanoimoi.com.vn, hoanhap.vn, infonet.vn, khanhhoa.gov.vn, kiengiang.gov.vn, kienthuc.net.vn, kintedothi.vn, kinhtemoitruong.vn, laodong.vn,   laodongnghean.vn,       moitruongvadothi.vn,   moitruong.net.vn, namdinh.gov.vn, netnews.vn, nguoidothi.net.vn, nguoiduatin.vn, nhandan.org.vn, nld.com.vn,    nld.vn,    nongnghiep.vn,    petrotimes.vn,    phunuonline.com.vn,    plo.vn, quangninh.gov.vn,   quangngai.gov.vn, quantracmoitruong.gov.vn,   sggp.org.vn,   soha.vn, suckhoedoisong.vn, tamnhin.net.vn, tapchicapthoatnuoc.vn, tapchimoitruong.vn, thanhnien.vn, thanhphohaiphong.gov.vn, thanhtra.com.vn, thiennhien.net, thoibaotaichinhvietnam.vn,  thuvienphapluat.vn, tienphong.vn, toquoc.vn, tuoitre.vn, vacne.org.vn, vietnamnet.vn, vietnamplus.vn, vinacomin.vn, vnexpress.vn, vnreview.vn, vov.vn,  vovgiaothong.vn,  vtc.vn,  zing.vn…

Đối tác
chiến lược

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã tin tưởng hợp tác cùng Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường.