Dịch vụ

Đào tạo, tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố môi trường

Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, sử dụng, lưu chứa dầu và hóa chất ngày càng nhiều làm gia tăng nguy cơ xảy ra các sự cố và thảm họa. Tuy nhiên khi xảy ra một số sự cố trong thời gian qua, chúng ta thấy có sự lúng túng và thiếu hiệu quả trong chỉ đạo, chỉ huy hoạt động ứng phó. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ có kiến thức và kĩ năng thực tế trong hoạt động chuyên sâu này.

Hiện nay một số trung tâm/đơn vị có tổ chức các khóa đào tạo tập huấn về kĩ năng ứng phó sự cố tràn dầu (theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021), đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu (theo Thông tư số 43/2014/TT-BTNMT). Tuy nhiên điểm bất cập của các khóa đào tạo/tập huấn này là đội ngũ giảng viên không có thực tế trong hoạt động ứng phó sự cố. Không có thực tiễn nên đội ngũ giảng viên chủ yếu tập trung vào các chuyên đề lý thuyết hàn lâm. Học viên ngồi trong hội trường nghe các chuyên đề lý thuyết mang tính khái quát chung chung, không nắm được các kiến thức cụ thể hữu ích về ứng phó sự cố, không được thực hành kĩ năng thực tế.

Các khóa đào tạo huấn luyện như vậy dẫn đến thực trạng thiếu nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kĩ năng tại các cơ quan quản lý, cơ sở và cơ quan tư vấn. Cụ thể:

Phê duyệt thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các cơ sở thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý. Tuy nhiên hầu hết các thành viên trong Hội đồng thẩm định đều chưa được đào tạo, chưa được trang bị kiến thức và không có thực tế ứng phó sự cố. Vì vậy việc thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố không thể tránh khỏi hạn chế và bất cập.

Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu: Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất thường vượt quá khả năng tự làm của cơ sở. Tuy nhiên khi cơ sở thuê dịch vụ của đơn vị tư vấn thì phần lớn các đơn vị tư vấn lại chỉ có các chuyên gia môi trường (xử lý nước thải, quan trắc, phân tích mẫu…) chưa được đào tạo kiến thức chuyên sâu ứng phó sự cố và chưa trải qua thực tế nên cho ra sản phẩm là các bản Kế hoạch thiếu tính khả thi.

Cơ sở thiếu nguồn nhân lực ứng phó sự cố được đào tạo đảm bảo đủ kiến thức và kĩ năng: Do hạn chế của các khóa đào tạo tập huấn như nêu trên, nguồn nhân lực ứng phó sự cố của cơ sở bị thiếu trầm trọng về chất lượng mặc dù đã được đào tạo. Cán bộ quản lý an toàn môi trường của doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp… được tuyển chọn với chuyên môn tốt nhưng phần lớn cũng không có đủ kĩ năng và kinh nghiệm kiểm soát và ứng phó sự cố khi xảy ra. Khi xảy ra sự cố, lãnh đạo hay cán bộ quản lý an toàn môi trường có thể đưa ra quyết định ứng phó sai do thiếu kiến thức và kĩ năng, làm cho sự cố diễn biến xấu hơn gây hậu quả nghiêm trọng, biến sự cố thành thảm họa.

Xuất phát từ vấn đề thực tế nêu trên, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam được thành lập dựa trên nền tảng bề dày kinh nghiệm, năng lực của đội ngũ chuyên gia, hệ thống trang thiết bị dụng cụ chuyên dùng phục vụ cho đào tạo, thực hành hiện có. Trung tâm được cấp phép đào tạo, được phép cấp chứng nhận/chứng chỉ theo đúng quy định của nhà nước.

Các đối tượng học viên có thể tham gia chương trình đào tạo của Trung tâm:

  1. Cán bộ công nhân viên của các cơ sở liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh, lưu chứa dầu;
  2. Các thành viên ban chỉ huy đội ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở;
  3. Cán bộ quản lý an toàn môi trường của các khu công nghiệp, cảng, kho, nhà máy, dự án… liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh, lưu chứa dầu;
  4. Lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp;
  5. Thành viên các Hội đồng thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương.

Căn cứ vào đối tượng, mục đích và văn bản qui định hiện hành, chúng tôi sẽ xây dựng chương trình đào tạo/tập huấn/diễn tập với thời gian kéo dài từ 01 ngày đến 05 ngày theo các nội dung nêu trên hoặc nhu cầu riêng biệt.

Trong thời kì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo cho việc đào tạo ứng phó sự cố môi trường hàng năm của các đơn vị vẫn tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước, SOS triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Ngoài ra, SOS còn xây dựng chương trình tự học, cung cấp kiến thức về sự cố môi trường, phòng chống thiên tai và huấn luyện an toàn hóa chất. Học viên có thể tự học trên điện thoại hoặc máy tính, học mọi lúc mọi nơi, vô cùng tiện ích cùng nhiều khóa học đa dạng.

14KHÓA

Phối hợp đào tạo cùng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu quốc gia

09KHÓA

Phối hợp đào tạo cùng Tổng cục Biển và hải đảo

67KHÓA

Phối hợp đào tạo với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành

279KHÓA

Đào tạo cho các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước

  1. Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu, ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu;
  2. An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầu;
  3. Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khỏe con người và biện pháp quản lý;
  4. Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu;
  5. Những qui định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng;
  6. Dầu và đặc tính của dầu trong môi trường biển;
  7. Tác động sinh học của ô nhiễm dầu đến trầm tích biển, rừng ngập mặn, đầm lầy, các rạn san hô, hệ sinh thái khác;
  8. Ảnh hưởng do ô nhiễm dầu đến kinh tế, xã hội;
  9. Lựa chọn phương án khắc phục sự cố tràn dầu dựa trên lợi ích môi trường;
  10. Tổ chức làm sạch môi trường do dầu tràn vào bờ biển;
  11. Quản lý chất thải nhiễm dầu trong khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu;
  12. Đảm bảo an toàn trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
  13. Hướng dẫn xây dựng bài tập khắc phục sự cố tràn dầu;
  14. Giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu;
  1. Giải pháp kĩ thuật cô lập tức thời dầu tràn trên nền;
  2. Các giải pháp thu gom và làm sạch dầu tràn trên nền kể cả màng dầu mỏng mà không cần nước và chất tẩy rửa (nhằm khắc phục tình trạng xử lý lượng nhỏ ô nhiễm tạo ra lượng lớn nước thải nhiễm dầu);
  3. Cách ngăn chặn khẩn cấp không để dầu tràn xuống cống ngầm;
  4. Cách làm sạch dầu bám dính trong cống ngầm khi không thể đưa thiết bị và người xuống;
  5. Cách thu gom váng dầu nổi trên mặt nước tĩnh và khi dòng nước chảy mạnh;
  6. Cách thu gom dầu lơ lửng chìm trong nước do bị khuếch tán nhũ tương;
  7. Cách khắc phục nước thải nhiễm dầu của cửa hàng kinh doanh xăng dầu bị dòng nước mưa đẩy thoát ra môi trường từ hố thu gom;
  8. Xác định, lựa chọn trang thiết bị vật tư phù hợp cho ứng phó khẩn cấp sự cố của cửa hàng kinh doanh xăng dầu, tàu kinh doanh dầu, tàu vận chuyển dầu trên sông biển;
  9. Cách xử lý dầu rơi vãi ngấm xuống đất cát, hay bục đường ống làm dầu nhiễm vào đất cát;
  10. Cách khắc phục sự cố dầu tràn xâm nhập vào đường bờ, bãi tắm, ngấm xuống cát;
  11. Cách phòng ngừa chủ động 24/24 giờ đối với sự cố tràn dầu;
  12. Cách kiểm soát chủ động ô nhiễm dầu hàng ngày 24/24 giờ, đặc biệt đối với các hố nước thải nhiễm dầu của hàng trăm ngàn cửa hàng xăng dầu, điểm rửa xe, sửa xe;
  13. Cách kiểm soát ô nhiễm dầu đối với môi trường khí tại các phân xưởng gia công cơ khí;
  14. Cách kiểm soát ô nhiễm dầu của gần một triệu tàu cá, thuyền máy và các phương tiện nổi khác hàng ngày xả nước đáy tàu ra môi trường;
  1. Đào tạo kiến thức nhận dạng rủi ro sự cố tràn dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu; các cảng xuất nhập xăng dầu; các cảng xuất nhập hàng hóa; các kho xăng dầu; các khu công nghiệp, nhà máy;
  2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất đối với cấp cơ sở là: Cảng xăng dầu; Cảng hàng hóa; Tàu chở dầu; Kho xăng dầu trên cạn; Cửa hàng kinh doanh xăng dầu; Xe bồn vận chuyển xăng dầu;
  3. Cách xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất đối với cấp tỉnh/thành phố;
  4. Các biện pháp hành chính và kĩ thuật cần tăng cường năng lực quản lý sự cố, sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu đối với ban chỉ đạo, ban chỉ huy ứng phó sự cố cấp tỉnh/thành phố;
  5. Xác định trọng tâm của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất cấp tỉnh/thành phố;
  1. Đào tạo nâng cao về chỉ huy hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu cho các giám đốc/trưởng phòng/trưởng ban chuyên trách về an toàn môi trường của các tập đoàn, tổng công ty, khu công nghiệp, công ty;
  2. Đào tạo nâng coa cho các thành viên các Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh/thành phố và cấp quận/huyện;
  3. Tổ chức hoạt động ứng phó ngay trong phút đầu tiên khi xảy ra sự cố, phương thức huy động tức thời các nguồn lực nếu xe bồn chở xăng dầu bị tai nạn trên đường;
  4. Huấn luyện công tác chỉ huy hiện trường ứng phó sự cố tràn dầu;
  5. Huấn luyện kĩ năng triển khai phao khi dòng nước chảy mạnh;
  6. Tính toán góc quây phao quây dầu tràn, xác định loại và số lượng neo định vị phao căn cứ vào các thông số về tốc độ dòng chảy, hướng dòng chảy, tốc độ gió, đặc điểm đáy biển/sông tại khu vực cảng;
  7. Xác định số lượng chủng loại trang thiết bị vật tư cần huy động và điều phối trong các tình huống sự cố cụ thể.
  1. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở cho cửa hàng/trạm xuất nhập xăng dầu, kho xăng dầu, xe bồn chở xăng dầu; cảng xăng dầu, cảng hàng hóa, khu neo đậu tàu; tàu kinh doanh/vận chuyển xăng dầu;
  2. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

Ứng dụng thực tế

SOS MÔI TRƯỜNG: TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ
Ngày 31.07.2024, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam phối hợp cùng Sở Tài nguyên…
DIỄN TẬP SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI KHO CẢNG BÌNH THẮNG
Chiều 25-12, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ phối hợp với Trung tâm SOS Môi trường…
FUTURE BLUE INNOVATION 2024: Hành Trình Xanh Của Thế Hệ Trẻ
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” – Sáng tạo vì một hành tinh xanh do Thành đoàn Hà…
NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CỨU HỘ LOẠT TÀU GẶP NẠN Ở BIỂN MIỀN TRUNG
Tới chiều 6-12, 4 tàu hàng gặp nạn và trôi dạt vào biển miền Trung vẫn lấp lửng…

TIẾP THEO

Xử lý ô nhiễm dầu,
hoá chất