Tháng Một 22, 2025

MẪU PHƯƠNG ÁN ỨNG CỨU SỰ CỐ HÀNG NGUY HIỂM

PHƯƠNG ÁN ỨNG CỨU KHẨN CẤP
(Kèm theo Thông tư số 37/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. Thông tin chung

1. Tên tổ chức vận tải:
2. Địa chỉ của trụ sở chính:
3. Điện thoại:                                Fax:  Email:                                           Website:               (nếu có) 
4. Họ và tên người đại diện: [1]
5. Đặc điểm hàng vận chuyển
Tên hàng theo danh mục SUN Loại nhómhàng Số hiệu nguyhiểm Mức đónggói Khối lưng vận chuyển Phương tiện chứa
Hàng hóa 1
Hàng hóa 2 (nếu có)
Hàng hóa 3 (nếu có)
…………
6. Đặc điểm vận chuyển6.1. Nơi khởi hành:

6.2. Nơi đến:

6.3. Tuyến đường vận chuyển: (Mô tả chung về loại đường vận chuyển, độ dài, các điểm chuyển hướng chính, các điểm dừng đỗ, đặc điểm dân cư …)

6.4. Tuyến đường thay thế: (Mô tả chung về loại đường vận chuyển, độ dài, các điểm chuyển hướng chính, các điểm dừng đỗ, đặc điểm dân cư …)

6.5. Thời gian vận chuyển: (Ban ngày, ban đêm)

6.6. Phương tiện vận chuyển: (Mô tả chung về loại, số lượng phương tiện vận chuyển, cự ly vận chuyển tối đa, tốc độ vận chuyển và các trang thiết bị xử lý sự cố kèm theo trên phương tiện vận chuyển)

II.Các khả năng tai nạn, sự cố và biện pháp khắc phục

II.1. Đặc tính nguy hiểm của hàng vận chuyển

1. Nguy him v cháy
1.1. Tính chất dễ cháy: Xếp loại, tác nhân gây cháy (nhiệt độ cao, tia lửa, tiếp xúc với không khí hoặc nước..)1.2. Các nguy hiểm kèm theo khi cháy: nổ, khói độc

1.3. Các chất dập cháy thích hợp

1.4. Biện pháp chữa cháy

1.5. Phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc

1.6. Khoảng cách cách ly an toàn

2. Nguy hiểm về nổ
2.1. Tính chất nổ: Xếp loại, tác nhân kích thích (nhiệt độ cao, tia lửa, ma sát, va đập..)2.2. Các nguy hiểm kèm theo nổ: mảnh văng, sóng nổ…

2.3. Khoảng cách cách ly an toàn

3. Nguy hiểm về độc
3.1. Tính chất độc hại: Xếp loại, ngưỡng tiếp xúc3.2. Các nguy hiểm kèm theo khi rò rỉ, tràn đổ: nổ, khói độc

3.3. Các chất dập cháy thích hợp

3.4. Khoảng cách cách ly an toàn

3.5. Biện pháp thu gom, làm sạch

3.6. Phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc

4. Nguy hiểm về ăn mòn
4.1. Tính chất ăn mòn: Xếp loại (mạnh, vừa, yếu), vật liệu bị phá hủy (kim loại, nhựa, gỗ…)4.2. Các nguy hiểm kèm theo khi tràn đổ, rò rỉ: ăn mòn phát nhiệt gây cháy, khí độc

4.3. Các chất trung hòa thích hợp

4.4. Biện pháp thu gom, làm sạch

4.5. Phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc

4.6. Khoảng cách cách ly an toàn

II.2 Các tình huống điển hình và biện pháp xử lý

TT Tình huống cơ bản Hậu quả Hành động cần thực hiện Số điện thoại cần liên lạc
1 Cản trở giao thông (do hỏng đường, ùn tắc kéo dài…) Dừng đỗ lâu tại vị trí không an toàn, có thể tiếp xúc các nguồn nhiệt, va chạm… dẫn đến cháy, rò rỉ – Chuyển tuyến đường vận chuyển– Cách ly, bảo vệ khu vực tiếp xúc

– Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

– Cơ quan cứu nạn– Chuyên gia kỹ thuật
2 Trục trặc hoặc tai nạn phương tiện vận chuyển nhưng không ảnh hưởng đến phương tiện chứa Dừng đỗ lâu tại vị trí không an toàn, có thể tiếp xúc các nguồn nhiệt, va chạm… dẫn đến cháy, rò rỉ – Khắc phục hoặc thay phương tiện vận chuyển– Thay người điều khiển phương tiện nếu có thương vong do tai nạn

– Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

– Cơ quan cứu nạn– Trung tâm cứu hộ giao thông

– Chuyên gia kỹ thuật

3 Trục trặc hoặc tai nạn phương tiện vận chuyển có hư hỏng phương tiện chứa Rò rỉ, tràn đổ thoát ra các chất độc hại hoặc dễ cháy, nổ… gây thiệt hại về người, tài sản xung quanh – Khắc phục hư hỏng nhỏ nếu đã có phương án, công cụ dự kiến cho các trường hợp này (bịt chỗ rò, khóa van…)– Cách ly khu vực nguy hiểm theo chỉ dẫn (bán kính cách ly tùy theo đặc tính hàng vận chuyển)

– Gọi trợ giúp

– Bảo vệ, ngăn chặn người xâm nhập khu vực cách ly, chờ trợ giúp của lực lượng cứu hộ… Sơ tán người trong khu vực nguy hiểm.

– Các biện pháp thu gom, tẩy sạch

– Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

– Cơ quan cứu nạn– Trung tâm cứu hộ giao thông

– Chuyên gia kỹ thuật.

Trung tâm cấp cứu y tế

4 Cháy phương tiện vận chuyển Hỏng phương tiện chứa hoặc nổ phương tiện chứa nếu hàng vận chuyển có khả năng tăng áp suất do nhiệt, phát thải khí độc… gây thiệt hạn về người, tài sản. – Dập cháy bằng phương tiện kèm theo xe nếu đám cháy nhỏ.– Cách ly khu vực nguy hiểm theo chỉ dẫn (bán kính cách ly tùy theo đặc tính hàng vận chuyển)

– Gọi trợ giúp

– Bảo vệ, ngăn chặn người xâm nhập khu vực cách ly, chờ trợ giúp của lực lượng cứu hộ… Sơ tán người trong khu vực nguy hiểm.

– Các biện pháp thu gom, tẩy sạch

– Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

– Cơ quan cứu nạn– Trung tâm cứu hộ giao thông

– Chuyên gia kỹ thuật

5 Các tình huống khác

Ghi chú: Các tình huống và nội dung trên chỉ có tính minh họa, tổ chức vận tải phải dựa trên đặc điểm hàng hóa và đặc điểm vận chuyển để đánh giá về khả năng xảy ra sự cố, mức độ hậu quả xảy ra để xây dựng các tình huống điển hình và hành động khắc phục phù hợp.

III. Khả năng ứng cứu và tổ chức ứng cứu

III.1 Khả năng ứng cứu sự cố khẩn cấp
1. Khả năng ứng cứu ban đầu tại hiện trường1.1. Người đủ điều kiện ứng cứu: (người điều khiển phương tiện, áp tải đã được huấn luyện phương pháp ứng cứu, xử lý…)

1.2. Trang thiết bị phục vụ ứng cứu: (thông tin, chữa cháy, dập lửa, bảo hộ cá nhân, dụng cụ sơ cứu, biển báo sự cố, thu gom…)

1.3. Phạm vi, mức độ ứng cứu: Liệt kê các tình huống nằm trong khả năng ứng cứu của người điều khiển phương tiện, mức độ phát triển của tình huống cần gọi trợ giúp.

2. Khả năng ứng cứu của người vận tải hoặc người gửi hàng

2.1. Số chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn từ xa cho người xử lý tại hiện trường; số chuyên gia kỹ thuật xử lý hiện trường (nếu có)

2.2. Thiết bị, phương tiện huy động phục vụ ứng cứu: (của người vận tải hoặc của các tổ chức dịch vụ khác ở các địa phương nơi hàng vận chuyển đi qua – nếu có)

2.3. Mức độ đáp ứng: Dự kiến thời gian tiếp cận hiện trường (theo cự ly xa nhất), các tình huống trong khả năng ứng cứu

3. Khả năng ứng cứu của lực lượng cứu nạn, cứu hộ

3.1. Đội xử lý sự cố: Số người, chuyên môn…

3.2. Thiết bị, phương tiện huy động phục vụ ứng cứu.

3.3. Mức độ đáp ứng: Dự kiến thời gian tiếp cận hiện trường (theo cự ly xa nhất), các tình huống trong khả năng ứng cứu.

III.2. Tổ chức ứng cứu
1. Tổ chức thực hiệnBộ phận điều hành, phối hợp tại trụ sở để nhận thông báo, chuyển tiếp, hướng dẫn và điều hành các hoạt động xử lý tại hiện trường. Phải có quy định trách nhiệm rõ ràng các thành viên trong bộ phận điều hành.

2. Các quy trình hoạt động

2.1. Quy trình thông tin khẩn cấp

Gồm thủ tục thông báo khẩn cấp, người nhận thông báo, thứ tự ưu tiên trong trường hợp thông báo nhiều nơi, chuyển tiếp và cơ chế đảm bảo thông tin đã xác nhận.

2.2. Quy trình xử lý sự cố

– Của người phát hiện, xử lý ban đầu

– Của bộ phận điều hành

– Chuyển tiếp cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ

III.3. Các số điện thoại liên lạc khẩn cấp (gồm cả số cố định và di động)
1. Số điện thoại của cơ quan chịu trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ: (Trường hợp vận chuyển qua nhiều tỉnh, phải liệt kê đầy đủ số điện thoại của cơ quan này ở các tỉnh).2. Số điện thoại của các Trung tâm cứu hộ giao thông: (Trường hợp vận chuyển qua nhiều tỉnh, phải liệt kê đầy đủ số điện thoại của trung tâm này ở các tỉnh).

3. Số điện thoại của các chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn xử lý sự cố do người vận tải hoặc người gửi hàng chỉ định.

4. Số điện thoại của trung tâm cấp cứu y tế hoặc các dịch vụ khác (chuyển hàng, vận chuyển…).

5. Số điện thoại của người vận tải hoặc người gửi hàng.

6. Số điện thoại của Sở Công Thương các tỉnh có hàng vận chuyển đi qua.

III.4. Kế hoạch diễn tập1. Kỳ hạn thực hiện diễn tập: (quý hoặc năm)

2. Các nội dung diễn tập, đánh giá:

3. Hình thức diễn tập: (thảo luận, thực nghiệm hiện trường, phối hợp…).

Ngày biên soạn:Ngày sửa đổi:

Người đại diện Tổ chức vận tải

(Đóng dấu, ký tên)

[1] Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Một 22, 2025
[HỎI ĐÁP] KHI XẢY RA SỰ CỐ TRÀN DẦU/HÓA CHẤT NÊN SỬ DỤNG NHỮNG GÌ?

1/ Trang bị bảo hộ cá nhân Trang bị bảo hộ cá nhân Ảnh minh họa Bảo vệ tay (Găng tay an toàn kháng dầu/hóa chất)   Bảo vệ mắt (Kính bảo hộ lao động)   Bảo vệ cơ thể (Quần áo bảo hộ hoặc tạp dề)   Bảo vệ chân (Giày kín mũi hoặc […]

Tháng Một 22, 2025
NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4: DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU, HOÁ CHẤT

Ngày 7/10 vừa qua, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phối hợp với Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm SOS Môi trường) tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu (ƯPSCTD) và ứng phó sự cố hóa chất (ƯPSCHC) năm 2022 tại xã Vĩnh Tân, huyện […]

Tháng Một 22, 2025
LỰA CHỌN THIẾT BỊ HÔ HẤP PHÙ HỢP (MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC)

Lựa chọn mặt nạ phòng độc phù hợp là điều rất quan trọng. Dù có được chế tạo tốt như thế nào thì mặt nạ phòng độc cũng không thể bảo vệ bạn khỏi tất cả mọi mối nguy hiểm. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ phơi nhiễm, bạn có thể lựa […]