An toàn hóa chất
Tháng Tám 11, 2024
AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC LƯU CHỨA HOÁ CHẤT
Quản lý an toàn hoá chất bao gồm công tác lưu chứa hóa chất đúng cách. Điều này là do:
– Một số hóa chất vốn không ổn định hoặc có tính phản ứng rất cao, hoặc có thể trở nên không ổn định trong điều kiện nhất định
– Một số hóa chất có nguy cơ cháy nổ nếu không được lưu trữ đúng cách
– Sự tràn đổ hoặc rò rỉ hóa chất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường.
Những điều cần chú ý khi lưu trữ hóa chất:
– Khu vực được bảo vệ và che phủ đầy đủ
– Thùng chứa được bảo quản trên các bề mặt không thấm nước (ví dụ như bề mặt được xử lý bằng epoxy)
– Các bể chứa phụ (hay khay chứa thứ cấp) sẵn sàng tại chỗ. Lưu ý: Các bể chứa phụ ít nhất phải có dung tích lớn hơn 110% so với thùng chứa lớn nhất được lưu trữ và/hoặc lớn hơn 10% so với tổng lượng hóa chất được lưu trữ
– Khu vực được thông gió tốt
– Có vòi hoa sen/bệ rửa mắt có thể sử dụng gần đó (trong vòng 30 mét)
– Nghiêm cấm hành vi ăn, uống và hút thuốc
– Bộ ứng phó tràn đổ hóa chất với vật liệu bờ bao ngăn chặn và hấp thu
– Thiết bị chữa cháy, vòi cứu hỏa và/hoặc bình chữa cháy
– Biển báo về PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) phải sử dụng khi làm việc trong khu vực nên được đặt ở (những) vị trí dễ nhìn
– Các lối đi và lối xe nâng được đánh dấu rõ ràng (nếu có)
– Vật liệu không tương thích được lưu trữ tách riêng
– Các vật liệu dễ bắt lửa và dễ cháy được lưu trữ cách xa nguồn lửa hoặc nguồn nhiệt
– Các thùng chứa hóa chất không nên xếp chồng lên nhau cao hơn ba (3) mét (10 feet). Các thùng phuy đựng hóa chất chỉ nên được xếp chồng lên nhau ít hơn 4 lớp theo chiều đứng của thùng, tốt nhất nên có tấm đỡ hàng (pa-lét) phân cách giữa các lớp. Thùng phuy hóa chất nên có giá đỡ cố định bên hông hoặc được chèn để tránh chúng bị lăn. Thùng đựng dạng trống có giá đỡ sườn nên được cố định hoặc chèn để tránh chúng bị lăn.
Các chất dễ cháy thông thường bao gồm:
– Keo và Chất dính
– Chất pha loãng sơn
– Chất pha loãng sơn
– Mực in gốc dung môi
– Dung môi tẩy rửa
Trong khu vực lưu trữ khối lượng lớn hoặc khu vực sản xuất, nên hạn chế lưu trữ số lượng hóa chất dễ cháy xuống mức thấp nhất có thể. Các khu vực lưu trữ chất dễ cháy phải có những biện pháp bảo vệ sau:
– Các tòa nhà, khu vực hoặc tủ lưu trữ chuyên dụng
– Cách ly khỏi vật liệu dễ cháy, nguồn lửa tiềm năng, v.v.
– Thông gió để loại bỏ sự tích tụ khí dễ cháy
– Đảm bảo chiếu sáng và lắp đặt điện tử an toàn
– Hệ thống bể chứa phụ
– Thiết bị Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC)
– Hệ thống báo cháy/báo khói
– Biển báo cảnh báo
Trong một số trường hợp, các nhóm hoặc phân loại hóa chất khác nhau, nếu trộn với nhau, có thể làm gia tăng rủi ro hỏa hoạn, cháy nổ, hình thành môi trường độc hại, v.v. Do đó một số chủng loại hoặc nhóm hóa chất nhất định phải được bảo vệ, lưu trữ riêng biệt, hoặc giữ ở khoảng cách an toàn so với những hóa chất khác. Thông tin về tính tương thích hóa học có thể tìm thấy trên MSDS của hóa chất, và hãy luôn xem lại thông tin này trước khi lưu trữ hóa chất với loại hóa chất khác. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu trữ, tại các kho lưu trữ hoa chất phải có biện pháp nối đất đối với các thùng kim loại để tránh việc tích điện có thể gây cháy nổ.
(Visited 787 times, 1 visits today)