Trang chủ > Truyền thông > BÀN CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA ĐỐT LỘ THIÊN VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
Tháng Tám 4, 2024

BÀN CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA ĐỐT LỘ THIÊN VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

Sáng ngày 18/10/2023 tại 37 Hùng Vương, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”. Hội thảo có các chuyên gia của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương Quốc Anh tham dự.

Bàn các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Ban điều hành Hội thảo

Hội thảo được tổ chức bằng 2 hình thức: Trực tuyến và trực tiếp. PGS.TS Phùng Chí Sỹ- Giám đốc dự án, Phó Chủ tịch VACNE; ông Phạm Văn Sơn -Tổng thư ký VACNE; GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh – Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam chủ trì và điều hành Hội thảo. Dự Hội thảo có GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng; GS.TS Đặng Kim Chi cùng đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu về môi trường, nông nghiệp, các trường đại học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tại Hội thảo, PGS.TS Phùng Chí Sỹ đã báo cáo tiến độ thực hiện của dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”. Báo cáo đã chỉ rõ 04 mục tiêu của dự án: (1) Phát triển cơ sở kiến thức về đốt ngoài trời trong nông nghiệp và sử dụng thuốc trừ sâu hiện nay cũng như những tác động liên quan đến sức khỏe và môi trường ở Việt Nam; (2) Nghiên cứu các giải pháp thay thế cho các biện pháp đốt ngoài trời và sử dụng thuốc trừ sâu hiện nay; (3) Giáo dục các nhóm mục tiêu chọn lọc về tác động đến sức khỏe và môi trường của việc đốt ngoài trời và thuốc trừ sâu; (4) Xây dựng và thúc đẩy các chính sách để giảm tác động của việc đốt ngoài trời và thuốc trừ sâu; (5) Phân tích khả năng nhân rộng thành quả của dự án ở các quốc gia khác.

Bàn các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Toàn cảnh hội thảo

PGS.TS Phùng Chí Sỹ đã thông tin đến hội thảo cũng các chuyên gia, nhà khoa học về một số kết quả đầu ra của dự án: (1) Nâng cao kiến thức về đốt nông nghiệp ở Việt Nam; (2) Nâng cao nhận thức về rủi do môi trường và sức khỏe của hóa chất nông nghiệp và đốt lộ thiên ở Việt Nam; (3) Nâng cao kiến thức về các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn với môi trường đối với thực hành đốt/sử dụng thuốc trừ sâu; (4) Giảm tác động đến môi trường và sức khỏe của thuốc trừ sâu và lò đốt lộ thiên ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác; (5) Nâng cao kiến thức về thực hiện IPM và thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

Đại diện Ban Chỉ đạo dự án, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh báo cáo khái lược kết quả thực hiện dự án năm thứ Nhất. Do ảnh hưởng khách quan nên dự án triển khai bị chậm, nhưng đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng được yêu cầu giai đoạn 1 về điều tra, khảo sát, đánh giá, tổng hợp số liệu ban đầu. Để làm được như vậy, VACNE đã tổ chức và điều phối thực hiện dự án, định kỳ báo cáo hàng tháng theo yêu cầu của GAHP. Một trong những nhiệm vụ được ưu tiên, đó là tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học có các chuyên gia của GAHP tham dự trực tiếp, 05 chuyên gia của GAHP thường xuyên cập nhật tiến độ triển khai điều tra, khảo sát tại khu vực phía Nam (Trung tâm DITAGIS) và phía Bắc (Trung tâm CARES), song song với đó là sự hỗ trợ đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương có triển khai dự án như An Giang, Ninh Bình,…

Bàn các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Bàn các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Bàn các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Một số hình ảnh minh họa về mối nguy ô nhiễm môi trường từ sử dụng thuốc BVTV, đốt rơm rạ

Đến thời điểm hiện tại, các đơn vị tham gia dự án đã nộp báo cáo kết quả thực hiện năm thứ Nhất và một phần kết quả dự án cho GAHP để báo cáo Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương quốc Anh (DEFRA) 2 đợt (đợt 1 ngày 2/3/2023, đợt 2 từ 27/4 đến 2/5/2023). Hiện VACNE đang hoàn thiện các báo cáo chuyên đề theo nội dung dự án và báo cáo tổng hợp kết quả năm thứ Nhất. Song song với nhiệm vụ chuyên môn, VACNE đã triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn các nội dung phù hợp cho mỗi đối tượng hướng đến là cộng đồng, nông dân, nhà quản lý. VACNE đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, nông dân, cộng đồng tại An Giang, Ninh Bình, Sóc Sơn (Hà Nội). Bên cạnh đó, VACNE xây dựng các tờ dơi, áp phích, lập website dự án để hướng dẫn kỹ thuật về công nghệ thay thế đốt hở, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để hạn chế ô nhiễm môi trường, tổn hại sức khỏe, ô nhiễm đất, không khí,…Những thông tin đó đã được thể hiện trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, hành động trong mỗi người dân phải trách nhiệm với sức khỏe của mình và cộng đồng, với môi trường, sức khỏe con cháu chúng ta trong tương lai.

Bàn các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Các nhà khoa học của VACNE chụp ảnh với Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương quốc Anh

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, có 9 báo cáo của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Viện, Trường đại học như: Trung tâm công nghệ môi trường, Trung tâm sinh thái Nông nghiệp, Học Viện Nông nghiệp; Trung tâm ứng phó sự cố môi trường; Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; Đại học Nguyễn Tất Thành,…các báo cáo đã cụ thể hóa tất cả những vấn đề yêu cầu của dự án,minh họa bức tranh tổng quan về thực trạng sức khỏe của người nông dân Việt Nam hiện nay đang bị suy giảm, nhiều bệnh tật nan y phát sinh do tác động của việc đốt mở trong nông nghiệp (đốt rơm rạ, phun thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm không khí,…) đây cũng là một trong những tác nhân cộng hưởng gây nên biến đổi khí hậu ngày một khắc nghiệt.

Một trong những đề xuất, giải pháp cũng được các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra bàn thảo tại Hội thảo này như: Xây dựng công cụ tin học quản lý cơ sở dữ liệu dự án GAHP; xây dựng mô hình tận dựng rơm; Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rơm rạ nhằm giảm đốt rơm rạ và ô nhiễm không khí tại một số địa phương; mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch một cách khoa học,…rất nhiều mô hình tập huấn, kết quả triển khai trong năm thứ Nhất của dự án cũng được đưa ra như mô hình ở huyện Châu Thành (An Giang); mô hình xử lý rơm ở Ninh Bình; mô hình ở xã Sông Ray (Cẩm Mỹ- Đồng Nai),…tất cả những đề xuất, kinh nghiệm, con số, thực trạng đưa ra để bàn thảo, đánh giá đều có chung một mục đích hướng đến giai đoạn tiếp theo của dự án là giải quyết vấn đề đốt mở và sử dụng thuốc bảo vệ thức vật tại Việt Nam một cách khoa học để đảm bảo sức khỏe cho con người, cho trái đất và bầu không khí này.

Phát biểu tại Hội thảo các ông/bà: Williams Elizabeth Catherine, Giám đốc Trung tâm Chất thải nguy hại Quốc tế của DEFRA, Lucile Dominique Okio Giám đốc Chương trình GAHP, Petr Sharov, Điều phối viên quốc tế của GAHP đều đánh giá cao nỗ lực thực hiện Dự án của VACNE, kế thừa các nghiên cứu, đánh giá, thống kê, quan trắc của các cơ quan chức năng, tổng hợp, phân tích các giải pháp đã được triển khai, từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp mới hiệu quả.

Kết thúc hội thảo, tất cả các chuyên gia, nhà khoa học và Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương quốc Anh đều đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Quản lý dự án, các đơn vị tham gia dự án và kết quả năm thứ Nhất đã hoàn thành theo đúng mục tiêu và nội dung cam kết, hợp tác với Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương quốc Anh.

Cách tổ chức thực hiện dự án, kết quả thu được từ dự án đã được Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương quốc Anh và Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm chấp thuận, đánh giá tốt.

Nguồn: Báo Tài nguyên Môi trường

(Visited 11 times, 1 visits today)

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Tám 4, 2024
SOS MÔI TRƯỜNG: TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ

Ngày 31.07.2024, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tổ chức lớp tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu cho hơn 200 học viên là cán bộ, công nhân viên thuộc các cảng biển, bến thủy nội địa, […]

Tháng Tám 4, 2024
DIỄN TẬP SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI KHO CẢNG BÌNH THẮNG

Chiều 25-12, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ phối hợp với Trung tâm SOS Môi trường tổ chức buổi diễn tập sự cố tràn dầu tại Kho cảng xăng dầu Bình Thắng (TP.Dĩ An). Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu ở Kho cảng Bình Thắng  Tình huống giả định, trong quá […]

Tháng Tám 4, 2024
FUTURE BLUE INNOVATION 2024: Hành Trình Xanh Của Thế Hệ Trẻ

Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” – Sáng tạo vì một hành tinh xanh do Thành đoàn Hà Nội tổ chức đã tạo ra một sân chơi ý nghĩa và bổ ích nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và tìm kiếm những sáng kiến bảo vệ môi trường trong đoàn viên, thanh niên là học […]