Cao tốc 34 ngàn tỷ chi chít ổ gà, ổ trâu: Chủ đầu tư lý giải “nguyên nhân chính” là do dầu tràn
Chỉ vừa thông xe 1 tháng, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã mọc lên hàng loạt ổ gà, ổ trâu giăng bẫy người đi đường.
Ngày 2/9 vừa qua, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chính thức thông xe. Công trình này có tổng mức đầu tư lên đến 34.500 tỷ đồng, trong đó vốn vay JICA gần 16.700 tỷ, vay Ngân hàng Thế giới 12.400 tỷ.
Chỉ sau 1 tháng, trên cung đường này đã xuất hiện chi chít ổ gà. Nhiều đoạn mặt đường nham nhở đe dọa an toàn tính mạng của lái xe.
Chủ đầu tư nói gì?
Ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC) cho biết đã nắm được hiện tượng mặt đường bị ổ gà.
Ông nhận định, có nhiều nguyên nhân có thể gây hỏng đường. Trong đó: “Nguyên nhân chính có thể do xe cộ lưu thông trên đường cao tốc bị chảy dầu ra, hoặc trong quá trình thi công trước đây, máy móc đóng hộ lan chảy dầu diezel ra mặt bê tông nhựa gây nên hiện tượng ổ gà “.
Giải pháp xử lý vấn đề trên là gì?
Nguyên nhân trên cũng chính là lý do tại sao chúng ta cần có các quy định về việc các dự án xây dựng, dự án cầu đường phải trang bị đầy đủ trang thiết bị Ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất.
Đối với thi công đường bộ, sự cố rò rỉ dầu của máy xúc, máy ủi, xe lu, xe cẩu… xảy ra khá thường xuyên. Nếu không làm sạch và xử lý dầu rò rỉ rơi vãi kịp thời thì chắc chắn sẽ xảy ra kịch bản như đối với đường cao tốc Đà Nẵng – Tam Kì. Chủ đầu tư dự án là người hiểu rõ nhất và đã có trải nghiệm không đáng có này nên không phải vô cớ mà đưa ra nguyên nhân như trên.
Chính vì vậy, công tác trang bị đầy đủ các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu là rất cần thiết và quan trọng đối với các dự án. Điển hình như nhà thầu DOOSAN đã mua các bộ KIT ứng phó sự cố để xử lý dầu tràn đổ, rò rỉ từ thiết bị khi thi công chung cư cao tầng.
Nhà thầu Doosan trang bị các bộ Kit ứng phó sự cố tràn dầu
tại công trường tòa táp HABICO (Hà Nội)
Theo QĐ 02/2013/QĐ-TTg thì các cơ sở sau phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
- Cảng xuất nhập xăng dầu
- Cảng hàng hóa
- Kho xăng dầu
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
- Tàu chở dầu/kinh doanh dầu trên mặt nước
- Các cơ sở tái chế dầu thải.
Theo định nghĩa “cơ sở” có nguy cơ gây sự cố tràn dầu. Như vậy ô tô, xe máy cũng là “cơ sở”. Vậy các “cơ sở” này có phải xây dựng Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu không?
Cũng theo QĐ 02/2013/QĐ-TTg thì các “Dự án là dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu”, phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Như vậy trong trường hợp trên, có lẽ nhà thầu VEC đã không thực hiện quy định này, dẫn đến tình trạng xuống cấp trầm trọng trên tuyến đường cao tốc vừa được đưa vào hoạt động 1 tháng.
Không chỉ các dự án thi công công trình cảng, nạo vét luồng mà cả các dự án thi công công trình xây dựng, làm đường cũng đều phải có phương án xử lý ô nhiễm dầu. Các phương tiện vận tải và đặc biệt là các xe chở xăng dầu phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất.