DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2023 VỚI 100% TRANG BỊ VẬT TƯ “MADE IN VIETNAM”
Tham gia buổi diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu sáng ngày 24 tháng 8 năm 2023 có sự hiện diện của Đại tá Phan Văn Dũng – Phó Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng, Đại tá Hồ Sỹ Hậu – Phó Chỉ huy trưởng Tham mưu trưởng BCH Quân sự thành phố Đà Nẵng, Ông Đặng Quang Vinh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ông Nguyễn Vũ Anh Thông – Phó Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung, Ông Mai Đăng Hải – Phó giám đốc Cảng vụ Hảng hải Đà Nẵng, Thượng tá Lê Việt Hải – Phó Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Ông Phạm Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam và 150 người thuộc các đơn vị: Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Lực lượng Phòng cháy chữa cháy – Công an Thành phố, Lực lượng Y tế – Sở Y tế, Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân, Kho SKYPEC Liên Chiểu, Kho xăng dầu K83, Kho PVOil Liên Chiểu, Kho xăng dầu Petec Hòa Hiệp.
Ông Đặng Quang Vinh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì diễn tập này. Chương trình được đánh giá đem lại nhiều thông tin hữu ích liên quan tới hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu cũng như các giải pháp mới, hiện đại, mang lại hiệu quả cao và đã được chứng minh qua thực tiễn.
Sự khác biệt lớn của đợt diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu của TP. Đà Nẵng năm 2023 là toàn bộ trang thiết bị vật tư chuyên dụng cho ứng phó sự cố tràn dầu sử dụng trong diễn tập đều được sản xuất tại Việt Nam. 100% các trang bị vật tư này đã được các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và nước ngoài phối hợp nghiên cứu chế tạo, khắc phục được những hạn chế bất cập của trang bị vật tư nhập khẩu, với tính cơ động linh hoạt trong vận chuyển, vô cùng hiệu quả trong thực tế ứng cứu gần 200 sự cố môi trường những năm qua. Ngoài ra, việc sử dụng các trang thiết bị sản xuất trong nước này còn đảm bảo được công tác ứng phó trong mọi hoàn cảnh, không bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hoặc chiến tranh.
Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu trong cuộc diễn tập lần này:
– Phao rèm lọc dầu với thiết kế đặc biệt, vừa quây chặn được dầu tràn nổi trên mặt nước, vừa quây chặn thu hồi được lượng dầu bị khuyếch tán, nhũ tương và chìm lẫn trong nước do tác động của sóng, gió, dòng chảy;
– Thiết bị đa năng SOSE-2 với thiết kế gọn nhẹ, cơ động, các tính năng vượt trội như: hút không cần nước mồi; hút dầu trên mặt nước với công suất tới 30 m3/giờ, hút dầu trong cống ngầm, hút dầu ở những vị trí chật hẹp khó tiếp cận, có thể nâng hạ bơm bằng tay, vận chuyển linh hoạt bằng xe máy, xe đẩy, hay thuyền thúng, xuồng công tác để tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất;
– Module lọc dầu lẫn trong nước gọn nhẹ nhưng có khả năng xử lý hàng ngàn mét khối hỗn hợp dầu nước phát sinh trong hoạt động ứng cứu sự cố tràn dầu ngay tại hiện trường, là lời giải cho bài toán về lưu chứa, vận chuyển, chi phí xử lý trong nhiều năm qua;
– Chế phẩm sinh học bioHAZO xử lý ô nhiễm dầu xâm nhập vào đường bờ, hay các khu vực nhạy cảm. Khi có nguồn thức ăn là các hydrocarbon và độ ẩm thích hợp, các vi sinh này sẽ phát triển nhanh chóng về lượng và “ăn” dầu, chuyển hóa các chất độc hại thành vô hại, đảm bảo cho việc phục hồi môi trường sau sự cố;
– Dung dịch CPEC với công nghệ bọc phân tử, không chỉ giảm thiểu nguy cơ cháy nổ khi có sự cố tràn xăng dầu, mà còn giúp bảo vệ các thành viên ứng phó sự cố và người dân xung quanh không bị nhiễm hơi độc hay bụi mịn. Ngoài tính năng loại bỏ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do phần xăng dầu không thể thu hồi được sẽ ngấm xuống đất, CPEC còn là sản phẩm chữa cháy xuất sắc với khả năng làm giảm nhiệt nhanh;
– Với sức chứa từ 5 đến 10m3, bồn chứa cơ động trên cạn đã khắc phục được bài toán nan giải trong huy động dụng cụ lưu chứa lượng lớn dầu tràn thu hồi. Thể tích bồn đóng gói nhỏ gọn bằng 100 lít, nhưng khi triển khai có sức chứa tương đương với 30 thùng phi loại dung tích 200 lít;
– Đối với các sự cố xa bờ, nhất là những khu vực nhỏ hẹp, rất khó để huy động xà lan hay tàu chứa để bơm dầu thu hồi khi ứng phó sự cố tràn dầu. Hiểu được vấn đề này, Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đã sản xuất bồn chứa cơ động dưới nước – trang thiết bị lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, là một phương pháp cơ động, tối ưu, dễ dàng triển khai, sau khi đã thu hồi chỉ cần sử dụng xuồng cũng có thể vận chuyển ngay về cầu cảng để bàn giao cho lực lượng xử lí chất thải nguy hại;
– Buồng tiêu tẩy cơ động vừa làm sạch dầu bám dính vào quần áo, trang bị ứng phó sự cố, vừa xử lý tại chỗ nước nhiễm dầu ngay trong buồng tiêu tẩy, đảm bảo không phát sinh nguồn ô nhiễm thứ cấp.
Từ thực tế ứng cứu gần 200 sự cố môi trường, chúng tôi hiểu sâu sắc nguyên nhân sâu xa của các sự cố, tầm quan trọng của công tác chủ động phòng ngừa và luôn mong muốn đồng hành cùng Thành phố Đà Nẵng bằng những hành động cụ thể, thiết thực, như đào tạo nhận diện rủi ro đối với từng loại hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm và sự cố, huấn luyện kĩ năng thực hành ứng cứu các tình huống sự cố, cảnh báo sớm các nguy cơ sự cố tiềm ẩn để cơ quan quản lý và doanh nghiệp có biện pháp chủ động khắc phục.
Một số hình ảnh
Một số link bài báo:
– https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/da-nang-dien-tap-ung-pho-su-co-tran-dau-tren-bien-nam-2023-6896800.html
– https://thanhnien.vn/da-nang-dien-tap-ung-pho-su-co-tran-dau-day-kich-tinh-185230824172456578.htm
– https://thanhnien.vn/da-nang-gan-150-nguoi-dien-tap-ung-pho-su-co-tran-dau-o-cang-lien-chieu-185230824125815234.htm
– https://baodanang.vn/anh-va-video/202308/dien-tap-ung-pho-su-co-tran-dau-tren-bien-nam-2023-3954608/
– https://cadn.com.vn/phong-su/da-nang-huy-dong-hang-tram-nguoi-dien-tap-ung-pho-su-co-tran-dau-post282382.html
– https://congan.danang.gov.vn/-/dien-tap-ung-pho-su-co-tran-dau-tren-bien-nam-2023
– https://doanhnghiepkinhtexanh.vn/da-nang-dien-tap-ung-pho-su-co-tran-dau-o-cang-lien-chieu-a18048.html
– https://www.youtube.com/watch?v=xTLbxl37j1w