[HỎI ĐÁP] NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP TỈNH
ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
2. Yêu cầu:
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn (nêu các đặc điểm chính có liên quan)
2. Các hoạt động thăm dò, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến và kinh doanh xăng dầu
a) Khai thác dầu khí: (nếu có)
b) Cơ sở lọc hóa dầu: (nếu có)
c) Các kho trạm xăng dầu hiện có của tỉnh (thống kê các kho trạm xăng dầu và trữ lượng của từng kho trạm).
3. Thực trạng lực lượng, phương tiện ứng phó tràn dầu của tỉnh, thành phố
a) Lực lượng chuyên trách: số lượng trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của địa phương và các Trung tâm khu vực, các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố tràn dầu theo kế hoạch hiệp đồng của từng địa phương.
b) Lực lượng phương tiện kiêm nhiệm
Các cơ sở có khả năng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu: số lượng trang thiết bị của các lực lượng kiêm nhiệm và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao
a) Trên đất liền: Các cơ sở sản xuất, kho trạm xăng dầu có nguy cơ xảy ra sự cố.
b) Trên biển: Bao gồm cảng biển và khu chuyển tải xăng dầu, bờ biển, khu vực biển trọng điểm do địa phương quản lý có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.
c) Trên sông: Gồm bến cảng, các phương tiện vận chuyển xăng dầu.
III. TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
1. Tư tưởng chỉ đạo: “ Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”.
2. Nguyên tắc ứng phó
– Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả;
– Báo cáo kịp thời theo quy định;
– Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường;
– Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong sau ứng phó khắc phục hậu quả;
– Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
3. Tổ chức sử dụng lực lượng
a) Ứng phó trên đất liền và ven bờ biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường.
b) Ứng phó trên biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường.
IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Trên đất liền
a) Tình huống: Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm.
b) Biện pháp xử lý
– Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố…
– Vận hành cơ chế hợp Ban Chỉ huy ứng phó sự cố…
– Thiết lập sở chỉ huy tại hiện trường để chỉ huy tổ chức ứng phó…
– Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố ….
2. Trên biển: Tương tự như trên đất liền.
a) Tình huống:
b) Biện pháp xử lý
3. Tại các cảng hoặc trên sông: Tương tự như trên đất liền.
a) Tình huống:
b) Biện pháp xử lý:
V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Nêu các nhiệm vụ trong chỉ huy chỉ đạo công tác ứng phó.
2. Bộ chỉ huy Quân sự cấp tỉnh.
3. Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng cấp tỉnh.
4. Công an tỉnh.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường.
6. Sở Công Thương.
7. Sở Giao thông vận tải.
8. Sở Tài chính.
9. Sở Y tế.
10. Sở Thông tin và Truyền thông.
11. Ủy ban nhân dân cấp huyện.
12. Đơn vị phối hợp, hiệp đồng với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực.
VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Thông tin liên lạc
– Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo;
– Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu
3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả
4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn
VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY
1. Sở chỉ huy
– SCH thường xuyên (cơ bản): …………
– SCH phía trước: Tại hiện trường nơi xảy ra thảm họa tràn dầu.
2. Tổ chức chỉ huy
– Chỉ huy tại SCH thường xuyên gồm: Thành phần gồm;
– Chỉ huy tại nơi xảy ra sự cố: Thành phần gồm.
———-
Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm SOS), là thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, chuyên đào tạo tập huấn, huấn luyện kĩ năng ứng phó sự cố; trực ứng phó sự cố; xử lý sự cố môi trường; tư vấn kế hoạch, lập phương án, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trên phạm vi toàn quốc.