Tháng Một 15, 2025

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Y TẾ

 

1. Sự cố bị vật sắc nhọn đâm vào tay/chân trong khi làm việc với tác nhân gây bệnh.

Nếu bị kim đâm hay vật sắc nhọn đâm vào tay/chân trong khi đang tiến hành xét nghiệm với TNGB tại PXN, CBXN phải tiến hành các bước sau:

 – Báo cho đồng nghiệp làm việc gần đó (nếu có).

 – Bộc lộ vết thương.

 – Nặn máu.

 – Xả nước tối thiểu trong vòng 15 phút (trong khi vẫn nặn máu).

 – Sử dụng băng gạc để che vết thương.

 – Rời khỏi PXN như thường lệ.

 – Ghi chép và báo cáo sự việc với người chịu trách nhiệm quản lý PXN.

* Trường hợp bị mảnh vỡ bắn vào mắt: băng ngay với gạc sạch để tránh con mắt di động nhiều sẽ làm mảnh vỡ dễ vào sâu trong mắt, đưa đi bệnh viện ngay.

2. Sự cố đổ mẫu bệnh phẩm bên ​trong tủ ATSH

Trong các PXN nên chuẩn bị trước hộp dụng cụ xử lý đổ mẫu bệnh phẩm (spill kit), bao gồm: dung dịch khử nhiễm, khăn/giấy thấm, panh, kẹp, chổi, hốt rác. Các dụng cụ này phải làm bằng các vật liệu không bị ăn mòn bởi các hóa chất trong PXN.

Trường hợp dung dịch chứa bệnh phẩm hay vật liệu nhiễm trùng bị phát tán trong tủ ATSH, CBXN sẽ sử dụng hộp dụng cụ xử lý mẫu bị đổ để tiến hành các bước sau:

 – Báo với đồng nghiệp đang làm việc gần đó (nếu có).

 – Thay găng tay và đi lấy bộ xử lý sự cố đổ mẫu.

 – Dùng khăn/giấy thấm phủ lên mẫu bị đổ, đổ chất khử nhiễm, để khoảng 30 phút cho chất khử nhiễm phát huy tác dụng diệt khuẩn tối đa.

 – Thay găng mới.

 – Lấy vật sắc nhọn (nếu có) bằng kẹp bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.

 – Xử lý khăn/giấy thấm và vật sắc nhọn theo hướng dẫn xử lý rác thải lây nhiễm.

 – Lau bề mặt làm việc của tủ ATSH, thay găng tay.

 – Ghi chép, báo cáo sự việc với người phụ trách quản lý PXN.

 – Có thể bắt đầu làm việc trở lại sau 10 phút hoặc theo hướng dẫn của người phụ trách PXN.

3. Sự cố đổ mẫu bệnh phẩm bên ngoài tủ ATSH

 Khi sự việc đánh đổ mẫu bệnh phẩm xảy ra bên ngoài tủ ATSH (trên sàn nhà, mặt bàn xét nghiệm), CBXN sử dụng hộp dụng cụ xử lý đổ mẫu bệnh phẩm (spill kit) được chuẩn bị sẵn trong PXN và tiến hành tuần tự các bước sau:

 – Ngay lập tức cảnh báo cho đồng nghiệp cùng làm việc trong PXN.

 – Thay găng tay và bao giày. Đi lấy bộ xử lý sự cố đổ mẫu bệnh phẩm.

 – Đặt dấu hiệu cảnh báo chú ý cho những người xung quanh.

 – Dùng kẹp gắp dụng cụ đựng mẫu cho vào túi rác thải lây nhiễm.

 – Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong.

 – Đổ dung dịch diệt khuẩn lên trên.

 – Đợi trong khoảng thời gian thích hợp (30 phút để dung dịch diệt khuẩn tiếp xúc hoàn toàn với mẫu bệnh phẩm).

 – Thay găng tay.

 – Gắp giấy thấm cho vào túi đựng chất thải lây nhiễm.

 – Lau sạch khu vực bị đổ vỡ.

 – Thay găng tay.

 – Ghi chép, báo cáo sự việc với cán bộ phụ trách PXN

 4.  Xử lý khi hóa chất bị đổ trong PXN

  4.1. Khi làm việc với axit và bazơ mạnh:

 –  Trường hợp axit đặc bị đổ ra ngoài:

   + Bộ dụng cụ xử lý khi hóa chất bị đổ.

   + Mang găng tay cao su dày, ủng cao su, mặt nạ phòng hơi độc, kính bảo vệ mắt, khẩu trang.

   + Tạo đường thóat khí ra ngoài nếu có thể.

   + Đặt dấu hiệu cảnh báo chú ý cho những người xung quanh.

   + Bột Na2CO3 hoặc NaHCO3 để trung hòa axit và các hóa chất ăn mòn.

   + Cát (để rắc lên kiềm bị đổ).

   + Dùng kẹp để nhặt thủy tinh vỡ.

   + Lau sạch khu vực bị đổ

   + Ghi chép, báo cáo sự việc với cán bộ phụ trách PXN

 –  Trường hợp bị đổ ra tay chân: dội ngay với  rất nhiều nước lạnh, rồi bôi lên chỗ bỏng dung dịch natri bicacbonat 1% trong trường hợp bị bỏng axit, và dung dịch axit acetic 1% nếu bị bỏng bazơ.

 –  Trường hợp bị bắn vào mắt:  dội mạnh với rất nhiều nước lạnh hoặc dung dịch NaCl  1% (người bị tai nạn để nằm thẳng trên bàn), đậy bằng bông sạch và đưa ngay đến bệnh viện.

 –  Trường hợp bị uống vào miệng hoặc dạ dày:

   + Nếu là axit: súc miệng và uống nước thật lạnh có magiê oxit

   + Nếu là bazơ: súc miệng và uống nước thật lạnh có 1% axit acetic

   + Trong cả hai trường hợp đều không được cho uống chất làm nôn

 – Thông báo cho người phụ trách PXN hoặc người phụ trách về ATSH của cơ quan.

 4.2.  Khi làm việc với chất độc:

 –  Trường hợp bị ngộ độc: làm nôn thật mạnh, thật nhanh, hoặc cho uống nhiều sữa, lòng trắng trứng (trường hợp kim loại nặng).

 – Thông báo cho người phụ trách PXN hoặc người phụ trách về ATSH của cơ quan.

5.  Khi làm việc với  thiết bị dụng cụ có điện

 –  Trường hợp bị xẩy ra tai nạn: nếu người bị nạn chạm vào dây điện, tắt ngay điện hoặc rút cầu chì và chỉ chạm vào người bị nạn bằng những vật không dẫn điện. Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay với người bị ngất.

 – Thông báo cho người phụ trách PXN hoặc người phụ trách về ATSH của cơ quan.

6. Khi xảy ra cháy nổ

 – Nếu chất đổ ra là chất dễ cháy thì dùng bình chữa cháy thích hợp để dập lửa.

 – Khóa bình gas trong phòng và khu vực lân cận,

 – Mở cửa sổ (nếu có thể) và tắt các thiết bị có thể phát ra tia lửa điện.

 – Bật chuông báo động

 – Gọi 114

 – Thông báo cho người phụ trách PXN hoặc người phụ trách về ATSH của cơ quan.

Nguồn: Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Một 15, 2025
SOS MÔI TRƯỜNG: TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ

Ngày 31.07.2024, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tổ chức lớp tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu cho hơn 200 học viên là cán bộ, công nhân viên thuộc các cảng biển, bến thủy nội địa, […]

Tháng Một 15, 2025
DIỄN TẬP SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI KHO CẢNG BÌNH THẮNG

Chiều 25-12, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ phối hợp với Trung tâm SOS Môi trường tổ chức buổi diễn tập sự cố tràn dầu tại Kho cảng xăng dầu Bình Thắng (TP.Dĩ An). Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu ở Kho cảng Bình Thắng  Tình huống giả định, trong quá […]

Tháng Một 15, 2025
FUTURE BLUE INNOVATION 2024: Hành Trình Xanh Của Thế Hệ Trẻ

Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” – Sáng tạo vì một hành tinh xanh do Thành đoàn Hà Nội tổ chức đã tạo ra một sân chơi ý nghĩa và bổ ích nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và tìm kiếm những sáng kiến bảo vệ môi trường trong đoàn viên, thanh niên là học […]