Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là gì?
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.
Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam chuyên tư vấn cho các dự án xây dựng “Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu”, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu, bên cạnh đó chúng tôi còn mở các Khóa đào tạo cấp giấy chứng nhận ứng phó sự cố tràn dầu.
Kế hoạch được soạn thảo, dựa trên sự khảo sát tại đơn vị. Những khảo sát giả định với những trường hợp xảy ra sự cố cụ thể có thể xảy ra. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và đề ra phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với sự cố tràn dầu và giảm thiểu tối đa tác hại ô nhiễm môi trường. Đồng thời Kế hoạch cũng xác định nhiệm vụ của các Bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trách nhiệm của các bộ phận trong việc xử lý các tình huống sự cố theo phạm vi quản lý của mình.
Trong kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sẽ kèm theo các quy định các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, cách thức xử lý tình huống…) khi sự cố tràn dầu xảy ra.
2. Luật quy định lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
- Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 06 năm 2014 ;
- Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ngày 24 tháng 03 năm 2021
Trên đây là những bộ luật quy định mỗi doanh nghiệp phải tuân thủ đúng khi thực hiện lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, đối với những trường hợp không thực hiện đúng như những quy định đã ban hành sẽ có những biện pháp xử lý thích đáng.
3. Các đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
- Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
- Các cảng, cơ sở, dự án có nguy cơ sự cố tràn dầu tại địa phương.
- Các cơ sở, dự án dầu khí ngoài khơi.
- Các Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu.
- Các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực.
- Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, tỉnh thành phố.
- Các tàu chở dầu mang cờ quốc tịch Việt Nam có tổng dung tích từ 150 tấn trở lên, các tàu loại khác có tổng dung tích từ 400 tấn trở lên,
- Tàu chở dầu Việt Nam có tổng dung tích từ 150 tấn đăng ký trở lên tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển Việt Nam.
4. Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
- Mô tả hoạt động của cơ sở, dự án.
- Đánh giá rủi ro gây ra sự cố tràn dầu.
- Đánh giá khu vực bị ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố tràn dầu tại cơ sở.
- Nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu (nhân lực, trang thiết bị ứng phó).
- Cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm quyền hạn.
- Quy trình triển khai, kiểm soát và đưa vào kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
- Kế hoạch trang bị, đào tạo, huấn luyện, diễn tập.
- Cập nhật kế hoạch.
5. Quy trình nộp và thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân các tỉnh giao cho các cơ quan chuyên môn (Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công thương, …) tiếp nhận hồ sơ, tổ chức họp Hội đồng thẩm định giúp thẩm định về mặt chuyên môn đối với tất cả các dự án theo Điều 7, Quyết định 12/2021/QĐ-TTg.
- Bước 3: Các cơ quan chuyên môn (Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công thương, …) tiếp nhận hồ sơ, cùng với đơn vị tư vấn, phối hơp tiến hành đi kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở; xem xét, đánh giá và xác nhận kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo thời gian hẹn và tổ chức thực hiện
6. Cơ quan tiếp nhận kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
- UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Công thương, …
- Thời gian giải quyết là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.