KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
TẠI SAO PHẢI LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU?
Sự cố tràn dầu là nguy cơ hiện hữu tại các cảng, cơ sở, dự án có hoạt động sử dụng, lưu chứa và vận chuyển xăng dầu. Theo quy định tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là yêu cầu bắt buộc phải xây dựng đối với các đối tượng này. Đây chính là cơ sở để triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗcũng như các lực lượng bên ngoài khi xảy ra sự cố tràn dầu.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU NHƯ THẾ NÀO?
– Khảo sát, điều tra, đánh giá thực địa tại cảng, cơ sở, dự án có nguy cơ sự cố tràn dầu;
– Khảo sát, thu thập thông tin tại địa phương, khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu;
– Giả định các tình huống sự cố tràn dầu có thể xảy ra tuỳ theo đặc thù ngành và hoạt động của từng cảng, cơ sở, dự án;
– Xây dựng tổ chức lực lượng, nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu trong và ngoài cảng, cơ sở, dự án;
– Xây dựng phương án, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu;
– Đề xuất phương án đảm bảo năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố tuỳ theo quy mô, công suất của cảng, cơ sở, dự án.
MẪU ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích:
2. Yêu cầu:
I Đánh giá tình hình
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (nêu ngắn gọn vị trí địa lý, khí tượng, thủy văn trong phạm vi địa bàn cơ sở hoạt động).
2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở (Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở).
3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở (quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng phương tiện tham gia phối hợp).
4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao: dự kiến từ 2 – 3 khu vực.
* Kết luận: Khả năng ứng phó của cơ sở ở mức độ nào.
III. Tổ chức lực lượng phương tiện ứng phó
1. Tư tưởng chỉ đạo: “ Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”.
2. Nguyên tắc ứng phó
– Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả;
– Báo cáo kịp thời theo quy định;
– Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường;
– Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong sau ứng phó khắc phục hậu quả;
– Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
3. Biện pháp ứng phó
– Thông báo, báo động;
– Tổ chức ngăn chặn;
– Tổ chức khắc phục hậu quả.
4. Tổ chức sử dụng lực lượng
– Lực lượng thông báo, báo động;
– Lực lượng tại chỗ;
– Lực lượng tăng cường;
– Lực lượng khắc phục hậu quả;
– Ứng phó trên đất liền và ven bờ biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường;
– Ứng phó trên biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường.
I Dự kiến tình huống tràn dầu, biện pháp xử lý
1. Trên đất liền
a) Tình huống: (Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm)
b) Biện pháp xử lý:
– Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố…
– Vận hành cơ chế hợp Ban Chỉ huy ứng phó sự cố…
– Thiết lập Ban Chỉ huy tại hiện trường để chỉ huy tổ chức ứng phó…
– Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố….
2. Trên biển (tương tự như trên đất liền)
a) Tình huống
b) Biện pháp xử lý
V. Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị
1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó).
2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát.
3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ.
4. Các ban ngành của cơ sở.
5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương.
6. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu.
7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo.
V Công tác bảo đảm
1. Thông tin liên lạc
– Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo;
– Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu
– Do đơn vị tự trang bị;
– Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố.
3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả.
4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn.
VII. Tổ chức chỉ huy
Chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy.
Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam trực thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là đơn vị duy nhất vừa có năng lực, kinh nghiệm thực tế ứng phó hơn 130 sự cố môi trường, vừa có chức năng tư vấn xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất; huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu/hoá chất cấp giấy chứng nhận; cung cấp giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu/hoá chất. Liên hệ Ms. Trang 097.166.3080
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Bước 1: Cảng, cơ sở, dự án phối hợp Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn;
Bước 2: Cơ quan thẩm định tiếp nhận hồ sơ, tổ chức họp Hội đồng thẩm định về mặt chuyên môn đối với kế hoạch và kiểm tra thực tế tại cảng, cơ sở, dự án nhằm xác minh thông tin;
Bước 3: Hội đồng thẩm định biểu quyết thông qua/không thông qua/thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung;
Bước 4: Cảng, cơ sở, dự án phối hợp Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến Hội đồng (nếu có);
Bước 5: Nhận kết quả theo thời gian hẹn và tổ chức thực hiện.