Tháng Một 22, 2025

SƠ CẤP CỨU BỎNG HOÁ CHẤT, PHẢI BIẾT NGAY!

Bỏng hóa chất là loại bỏng có khả năng gây ra các tổn thương bỏng nặng và làm cho nạn nhân vô cùng đau đớn. Nếu không được xử lý kịp thời, vết bỏng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho người bị bỏng.

1. Tình trạng bỏng hóa chất là gì?

Bỏng hóa chất còn có tên gọi khác là bỏng ăn mòn. Tình trạng bỏng xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với các loại hóa chất như axit hoặc bazơ. Bỏng hóa chất có thể gây ra các phản ứng trên da hoặc trong cơ thể nạn nhân, làm tổn thương các cơ quan nội tạng nếu không may nuốt hóa chất vào người.

2. Các triệu chứng của bỏng hóa chất

Các dấu hiệu và triệu chứng của bỏng hóa chất còn tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bỏng khác nhau. Cụ thể là:

  • Loại hóa chất được hít hoặc nuốt phải
  • Thời gian da tiếp xúc với hóa chất
  • Tình trạng da: có vết thương hở, vết cắt hay còn nguyên vẹn hi tiếp xúc với hóa chất
  • Vị trí tiếp xúc với hóa chất
  • Hóa chất thuộc dạng nào? (khí, lỏng hay rắn)
  • Số lượng và độ mạnh của loại hóa chất sử dụng

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi bị bỏng hóa chất do axit:

  • Da chết hoặc cháy đen
  • Da bị kích ứng, mẩn đỏ, bỏng rát tại vùng tiếp xúc với hóa chất
  • Đau hoặc tê ở vùng bị ảnh hưởng
  • Thay đổi tầm nhìn, mất thị lực nếu hóa chất tiếp xúc với mắt

Các triệu chứng có thể xảy ra khi nạn nhân nuốt phải chất hóa học, bao gồm:

  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Huyết áp giảm
  • Nhịp tim không ổn định
  • Tim ngừng đập hoặc bị nhồi máu cơ tim
  • Khó thở, ho
  • Co giật cơ bắp

3. Nguyên nhân gây bỏng hóa chất

Hầu hết các vết bỏng do hóa chất gây ra đều là từ axit và bazơ. Bỏng hóa chất có thể xảy ra ở những nơi như trường học, nơi xử lý các chất hóa học hoặc nơi làm việc. Một số tác nhân phổ biến nhất gây ra bỏng hóa chất, bao gồm:

  • Chất tẩy rửa
  • Amoniac
  • Axit của pin xe ô tô
  • Chất tẩy rửa răng giả
  • Các chất làm trắng răng
  • Sản phẩm chứa clo cho bể bơi

4. Những đối tượng có nguy cơ bị bỏng hóa chất

Trẻ sơ sinh, người già và người bị tàn tật là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị bỏng hóa chất. Bởi vì những nhóm người này không có khả năng xử lý hóa chất đúng cách, vì vậy rất dễ bị bỏng khi tiếp xúc gần với các loại hóa chất.

Bản thân bạn cũng có thể bị bỏng hóa chất nếu xử lý axit hoặc các chất hóa học có tính gây bỏng cao mà không có sự trợ giúp, trong khi khả năng di chuyển của bạn lại bị hạn chế.

5. Các cách sơ cứu khi bị bỏng hóa chất

Ngay sau khi bị bỏng hóa chất, nạn nhân cần được tiến hành sơ cứu bỏng ngay lập tức thông qua việc loại bỏ các hóa chất gây bỏng và đưa vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát trong vòng từ 10-20 phút. Trong trường hợp bạn bị bỏng mắt do tiếp xúc với hóa chất, hãy rửa mắt với nước liên tục ít nhất 20 phút trước khi đưa đến cơ sở y tế.

Đồng thời, cũng nên cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức bị nhiễm hóa chất. Sau đó đắp lên vùng bị thương một lớp vải sạch hoặc băng khô đã được khử trùng. Nếu tình trạng bỏng ở mức độ nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau như aspirin, sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu trước khi tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi xảy ra những dấu hiệu dưới đây, bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Đường kính của vết bỏng lớn hơn 7cm
  • Bị bỏng ở các khu vực như tay, chân, háng, mông hoặc mặt
  • BỊ bỏng ở vùng khớp chính, ví dụ như đầu gối
  • Sử dụng thuốc giảm đau thông thường nhưng không có tác dụng
  • Có các triệu chứng của sốc như thở nông, huyết áp thấp, chóng mặt.

Dựa trên cấp độ của bỏng và mức độ nghiêm trọng của vùng bị bỏng mà bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị bỏng sau:

  • Kháng sinh
  • Cắt bỏ phần da bị nhiễm trùng (làm sạch, loại bỏ mô chết và bụi bẩn)
  • Sử dụng thuốc chống ngứa
  • Vá ghép một lớp da khỏe mạnh từ một phần khác của cơ thể lên vết bị bỏng
  • Truyền dịch

Đối với các trường hợp bỏng nặng, bạn sẽ phải phục hồi chức năng sau khi bị bỏng. Một số phương pháp điều trị, bao gồm: thay da, phẫu thuật thẩm mĩ, quản lý đau, trị liệu nghề nghiệp giúp người bệnh phục hồi các kỹ năng hàng ngày và giáo dục đi kèm với tư vấn.

6. Phòng chống sốc khi bị bỏng

Sốc do bị bỏng là trạng thái phản ứng toàn thân của cơ thể khi bị chấn thương bỏng với mức độ tổn thương mô lớn gây rối loạn bệnh lý như rối loạn hô hấp, suy sụp tuần hoàn, rối loạn cân bằng nước điện giải. Để phòng tránh sốc bỏng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, đồng thời động viên, an ủi người bị bỏng
  • Bổ sung nước cho nạn nhân vì lúc này họ đang rất khát, nhất là khi phải chuyển người bị bỏng đi xa. Lưu ý, chỉ cho nạn nhân uống nước khi họ còn tỉnh táo, không có sự xuất hiện của các chấn thương khác hoặc không bị nôn. Bạn nên cho người bị bỏng uống nước đường hoặc oresol.
  • Cho nạn nhân uống thuốc giảm đau aspirin. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ nạn nhân có chấn thương bên trong thì tuyệt đối không cho uống thuốc giảm đau hay an thần mạnh.
  • Sau đó, chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế để chữa trị càng sớm càng tốt.

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Một 22, 2025
SOS MÔI TRƯỜNG: TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ

Ngày 31.07.2024, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tổ chức lớp tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu cho hơn 200 học viên là cán bộ, công nhân viên thuộc các cảng biển, bến thủy nội địa, […]

Tháng Một 22, 2025
DIỄN TẬP SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI KHO CẢNG BÌNH THẮNG

Chiều 25-12, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ phối hợp với Trung tâm SOS Môi trường tổ chức buổi diễn tập sự cố tràn dầu tại Kho cảng xăng dầu Bình Thắng (TP.Dĩ An). Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu ở Kho cảng Bình Thắng  Tình huống giả định, trong quá […]

Tháng Một 22, 2025
FUTURE BLUE INNOVATION 2024: Hành Trình Xanh Của Thế Hệ Trẻ

Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” – Sáng tạo vì một hành tinh xanh do Thành đoàn Hà Nội tổ chức đã tạo ra một sân chơi ý nghĩa và bổ ích nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và tìm kiếm những sáng kiến bảo vệ môi trường trong đoàn viên, thanh niên là học […]