Trang chủ > Truyền thông > SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, TRÁCH NHIỆM CỦA AI?
Tháng Tám 6, 2024

SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, TRÁCH NHIỆM CỦA AI?

Điều 111. Trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường cho Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện;

b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do tràn dầu gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;

c) Chỉ đạo các quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác ứng phó sự cố môi trường.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải; hướng dẫn kỹ thuật phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;

b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do chất thải gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

3. Bộ Công Thương có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp;

b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do rò rỉ bức xạ, hạt nhân;

b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do rò rỉ bức xạ, hạt nhân gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống, ứng phó sự cố môi trường do thiên tai, vỡ đê, hồ, đập, cháy rừng và dịch bệnh trên vật nuôi gây ra;

b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do thiên tai, vỡ đê, hồ, đập, cháy rừng, dịch bệnh trên vật nuôi gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

6. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do hỏa hoạn;

b) Chủ trì tham mưu Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do hỏa hoạn gây ra;

c) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường và cơ quan công an các cấp tham gia ứng phó sự cố môi trường theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền;

d) Chỉ đạo và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố môi trường; điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.

7. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;

c) Tổ chức đánh giá phạm vi, mức độ tác động của sự cố môi trường quốc gia đến sức khỏe con người.

8. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan triển khai các phương án về sử dụng hạ tầng giao thông, các trang thiết bị, phương tiện, vật tư vận tải trong phạm vi phụ trách tham gia ứng phó sự cố môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

9. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi ngân sách cho hoạt động ứng phó sự cố môi trường.

10. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham mưu Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

(Visited 78 times, 1 visits today)

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Tám 6, 2024
SOS MÔI TRƯỜNG: TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ

Ngày 31.07.2024, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tổ chức lớp tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu cho hơn 200 học viên là cán bộ, công nhân viên thuộc các cảng biển, bến thủy nội địa, […]

Tháng Tám 6, 2024
DIỄN TẬP SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI KHO CẢNG BÌNH THẮNG

Chiều 25-12, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ phối hợp với Trung tâm SOS Môi trường tổ chức buổi diễn tập sự cố tràn dầu tại Kho cảng xăng dầu Bình Thắng (TP.Dĩ An). Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu ở Kho cảng Bình Thắng  Tình huống giả định, trong quá […]

Tháng Tám 6, 2024
FUTURE BLUE INNOVATION 2024: Hành Trình Xanh Của Thế Hệ Trẻ

Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” – Sáng tạo vì một hành tinh xanh do Thành đoàn Hà Nội tổ chức đã tạo ra một sân chơi ý nghĩa và bổ ích nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và tìm kiếm những sáng kiến bảo vệ môi trường trong đoàn viên, thanh niên là học […]