Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đã xây dựng các kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh (Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình…) và cấp cơ sở (Petrolimex Aviation, Formosa Hà Tĩnh, Skypec, Samsung Electronics, Nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1…) cùng hàng loạt các dự án lớn nhỏ trên cả nước, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm SOS luôn sẵn sàng đồng hành cùng đơn vị nhằm tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường.
Hiện nay, sự cố tràn dầu đang là mối hiểm họa tiềm tàng đối với các quốc gia ven biển. Tại nhiều vùng biển của các quốc gia có biển, hiện tượng “thủy triều đen” diễn ra phổ biến. Dầu tràn ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các sinh vật biển, các sinh cảnh và hệ sinh thái ven bờ, nhiều loại hình hoạt động trên biển và ven biển, đặc biệt là bảo tồn, du lịch, nghỉ dưỡng, nuôi trồng thủy sản, làm muối…
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng đó mà việc lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cần được xây dựng và triển khai ở các cấp, ngành, khu vực và cơ sở khác nhau. Những khía cạnh cơ bản liên quan đến kỹ thuật phát hiện, theo dõi, đánh giá và xử lý dầu tràn trên mặt biển và trên bờ là rất quan trọng đối với các cán bộ tổ chức triển khai và tham gia hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên thực tế.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm SOS) đã xây dựng các kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh (Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình…) và cấp cơ sở (Petrolimex Aviation, Formosa Hà Tĩnh, Skypec, Samsung Electronics, Nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhiệt điện Sông Hậu 1…) cùng hàng loạt các dự án lớn nhỏ trên cả nước, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm SOS luôn sẵn sàng đồng hành cùng đơn vị nhằm tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường.
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là cơ sở thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra và việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Kế hoạch được soạn thảo, xây dựng dựa trên tình hình hiện thực, khả năng các tình huống giả định bán sát với thực tế có thể xảy ra.
Từ đó có biện pháp phòng ngừa và đề ra phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với sự cố tràn dầu và giảm thiểu tối đa tác hại ô nhiễm môi trường. Đồng thời Kế hoạch cũng xác định nhiệm vụ của các Bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trách nhiệm của các bộ phận trong việc xử lý các tình huống sự cố theo phạm vi quản lý của mình.
Trong kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sẽ quy định các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, cách thức xử lý tình huống…) khi sự cố tràn dầu xảy ra.
Bên cạnh đó, Trung tâm SOS còn tư vấn kỹ thuật và cung cấp các trang thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu trên sông, biển như phao quây dầu, bộ ứng cứu khẩn cấp, bơm hút dầu tràn, ca nô, thùng chứa dầu, phụ kiện hệ thống phao nhằm xử lý kịp thời ô nhiễm môi trường nguồn nước do sự cố tràn dầu.
170VỤ
Số vụ tràn dầu đã giải quyết
400ĐƠN VỊ
Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
500KHÓA
Đào tạo, tập huấn kỹ năng