Trang chủ > Truyền thông > VẬT LIỆU NGUY HẠI (HAZARDOUS MATERIALS) LÀ GÌ?
Tháng Tám 10, 2024

VẬT LIỆU NGUY HẠI (HAZARDOUS MATERIALS) LÀ GÌ?

Cảnh sát PCCC, lực lượng hành pháp và lực lượng y tế (EMS) có thể được huy động để phản ứng với đa dạng các loại hình sự cố (cháy nhà, cấp cứu y tế khẩn cấp, tai nạn giao thông, giải cứu mắc kẹt trong không gian hẹp, giải cứu trên sông nước hoặc khủng bố). Những tình huống này có thể có sự hiện diện của vật liệu nguy hại, đe doạ an toàn sức khoẻ tính mạng con người, tài sản và môi trường. Nếu một sự cố có liên quan hoặc nghi ngờ liên quan đến vật liệu nguy hại thì bản chất của sự cố đã thay đổi và quan điểm ứng phó, cách tiếp cận vấn đề cũng phải thay đổi.

Xử lý sự cố vật liệu nguy hại cần có sự khoảng thời gian đánh giá lâu hơn so với chữa cháy nhà cửa. Có thể có những chất chưa thể xác định hoặc nguyên nhân của sự thoát ra môi trường cần có thời gian để đánh giá tổng thể trước khi bắt tay vào hành động. Ví dụ, tai nạn tàu trật đường ray có thể có tràn hoá chất nguy hiểm với các dấu vết sự cố lớn và có nhiều đơn vị tham gia ứng phó trong một hiện trường hỗn loạn. Trong nhiều trường hợp, sự cố vật liệu nguy hại không có nghĩa là nó sẽ hơn hoặc kém phức tạp hơn so với sự cố cháy mà có nghĩa là đội ứng phó cần nhiều thời gian hơn để xác định hướng giải quyết vấn đề và phương án ứng phó hợp lý nhằm bảo vệ sức khoẻ tính mạng con người.

Đội ứng phó phải hiểu rằng phương án ứng phó đối với vật HAZMAT/WMD được quyết định bởi: loại hoá chất hoặc loại nguy hại ở hiện trường; các yếu tố môi trường bên ngoài như gió, mưa, nhiệt độ và diễn biến của chất nguy hại khi thoát ra môi trường.

Ngoài ra, đội ứng phó tại hiện trường cần lưu ý các yếu tố liên quan đến công tác hành pháp, đặc biệt là nếu nghi ngờ có dấu hiệu hành vi tội phạm hoặc khủng bố, cụ thể là các bằng chứng giúp ích cho việc điều tra và truy tố thủ phạm sau này.

Nhìn chung, mỗi thành viên đội ứng phó cần hiểu rõ sự ảnh hưởng của mình tại hiện trường và mọi thứ đều có khả năng trở thành bằng chứng quan trọng sau này. Mặc dù việc bảo quản bằng chứng không được để ảnh hưởng đến công tác ứng phó và cứu nạn, mỗi thành viên ứng phó cần hiểu rằng hành động và sự quan sát của họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tra thủ phạm.

Mục tiêu của người ứng phó là hoàn thành nhiệm vụ xử lý sự cố HAZMAT/WMD một cách tốt nhất và an toàn nhất có thể. Điều này chỉ có thể đạt được với một kế hoạch cụ thể, mục tiêu hợp lý phù hợp với kỹ năng, trình độ người ứng phó. Tuyệt đối không thao tác nếu bạn chưa được đào tạo kỹ năng để thực hiện thao tác đó!

Điều đầu tiên cần biết đó là hiểu về định nghĩa của vật liệu nguy hại (HAZMAT) và vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD).

Vật liệu nguy hại là gì?

Theo định nghĩa của Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ (U.S. Department of Transportation – DOT), là bất kỳ chất hoặc vật liệu nào có khả năng gây nguy hại vượt tầm kiểm soát đối với sức khoẻ con người và môi trường trong quá trình vận chuyển, sử dụng và lưu chứa bị sự cố. Thuật ngữ “vật liệu nguy hại (hazardous material)” bao gồm chất nguy hại, rác thải, chất thải hàng hải và vật liệu nhiệt độ cao. Định nghĩa này cũng bao hàm cả các yếu tố vi phạm pháp luật như phòng lab bất hợp pháp, tội phạm môi trường và phá hoại có chủ đích. Vì vậy mà thuật ngữ “vật liệu nguy hại (hazardous material)” và vũ khí huỷ diệt hàng loạt (weapon mass destruction) được đề cập đồng thời trong cuốn sách này. Ngoài ra, theo hệ thống mã hiệu và các quy định Liên Hợp Quốc, vật liệu nguy hại (hazardous material) được gọi là hàng nguy hiểm (dangerous goods). Theo Đạo luật Hoa Kỳ 18, Phần I, Chương 113B Đoạn §2332a, vũ khí huỷ diệt hàng loạt là:

  1. Thiết bị phá huỷ như chất nổ, chất cháy, bom khí độc, lựu đạn, rocket với đầu đạn nổ trên 4 oz. (113 grams), tên lửa với đầu đạn nổ trên 0.25 oz. (7 grams), mìn, hoặc các thiết bị khác tương tự;
  2. Vũ khí có chứa chất độc hoá học;
  3. Vũ khí nào có chứa mầm mống dịch bệnh;
  4. Vũ khí nào được thiết kế để giải phóng phóng xạ ở mức độ nguy hiểm tới tính mạng con người.

WMD còn có từ viết tắt khác là CBRNE, gồm hoá chất (chemical), sinh học (biological), phòng xạ (radiological), hạt nhân (nuclear), và chất nổ (explosive). Tình huống sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều nếu dạng sự cố này có dấu hiệu của tấn công khủng bố.

Từ góc nhìn của người ứng phó, HAZMAT có thể tìm thấy ở mọi nơi, tuỳ theo từng tình huống cụ thể. Ví dụ, sữa thường không được coi là vật liệu nguy hại nhưng nếu có tới 5000 gallon (tương đương gần 19.000 lít) sữa đổ xuống một con lạch thì sẽ gây nguy hại lớn đến môi trường. Hoặc một vụ rò rỉ khí clo (chlorine gas) cũng sẽ được coi là sự cố vật liệu nguy hại, và bất kỳ chất nào được sử dụng để tấn công khủng bố. Các quy trình sản xuất cũng tạo ra các chất thải nguy hại sau khi sử dụng các chất hoặc nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, thậm chí hoạt động phạm pháp như sản xuất ma tuý đá methamphetamine cũng phát sinh chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại còn có thể nguy hiểm hơn cả hoá chất ở trạng thái thông thường do có sự pha trộn nhiều loại hoá chất khác nhau, làm cho việc xác định chất thải sẽ diễn biến như thế nào khi thoát ra môi trường hoặc phản ứng với hoá chất khác như thế nào trở nên khó khăn hơn nhiều.

Cấp độ đào tạo: Quy định pháp luật và tiêu chuẩn

Sự khác nhau giữa quy định và tiêu chuẩn đó là:

  • Quy định được ban hành và thực thi bởi các cơ quan chức năng như Cục An toàn Sức khoẻ nghề nghiệp (Occupational Safety and Health Administration – OSHA), thuộc bộ Lao động Hoa Kỳ và Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency – EPA).
  • Tiêu chuẩn được ban hành bởi các tổ chức không thuộc cơ quan nhà nước và được chấp nhận rộng rãi. Tiêu chuẩn không có tính bắt buộc. Các tổ chức như Hiệp hội phòng cháy quốc gia Hoa Kỳ (National Fire Protection Association – NFPA) có thể ban hành các tiêu chuẩn và nhận các ý kiến đóng góp từ cộng đồng để đạt được sự chấp thuận chung. Định kỳ, các tiêu chuẩn sẽ được NFPA sửa đổi, bổ sung; cập nhật hoặc thậm chí thay đổi tiêu chuẩn để phù hợp với quy định và thực tế ngành.

Đối với sự cố HAZMAT/WMD, quy định của OSHA là bắt buộc phải tuân thủ. Trong khi đó, tiêu chuẩn NFPA là các hướng dẫn để các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo áp dụng, không bắt buộc. Tiêu chuẩn NFPA 472 nêu rõ rằng người ứng phó có thể cần phải được đào tạo bổ sung để đạt yêu cầu của DOT, EPA, OSHA, và cơ quan quản lý tại địa phương.

Hiện nay, có 03 tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng đối với người ứng phó các sự cố HAZMAT/WMD là:

  • NFPA 472 – Tiêu chuẩn kỹ năng của người ứng phó sự cố HAZMAT/WMD (Standard for Competence of Responders to Hazardous Materials/Weapons of Mass Destruction Incidents);
  • NFPA 1072 – Tiêu chuẩn sát hạch chuyên môn đối với người ứng phó sự cố HAZMAT/WMD (Standard for Hazardous Materials/Weapons of Mass Destruction Emergency Response Personnel Professional Qualifications);
  • NFPA 473 – Tiêu chuẩn kỹ năng của nhân viên y tế trong ứng phó sự cố HAZMAT/WMD (Standard for Competencies for EMS Personnel Responding to Hazardous Materials/ Weapons of Mass Destruction Incidents).
(Visited 555 times, 1 visits today)

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Tám 10, 2024
SOS MÔI TRƯỜNG: TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ

Ngày 31.07.2024, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa tổ chức lớp tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu cho hơn 200 học viên là cán bộ, công nhân viên thuộc các cảng biển, bến thủy nội địa, […]

Tháng Tám 10, 2024
DIỄN TẬP SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI KHO CẢNG BÌNH THẮNG

Chiều 25-12, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ phối hợp với Trung tâm SOS Môi trường tổ chức buổi diễn tập sự cố tràn dầu tại Kho cảng xăng dầu Bình Thắng (TP.Dĩ An). Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu ở Kho cảng Bình Thắng  Tình huống giả định, trong quá […]

Tháng Tám 10, 2024
FUTURE BLUE INNOVATION 2024: Hành Trình Xanh Của Thế Hệ Trẻ

Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” – Sáng tạo vì một hành tinh xanh do Thành đoàn Hà Nội tổ chức đã tạo ra một sân chơi ý nghĩa và bổ ích nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và tìm kiếm những sáng kiến bảo vệ môi trường trong đoàn viên, thanh niên là học […]