Trang chủ > Truyền thông > DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN AN TOÀN HOÁ CHẤT 2022
Tháng Một 10, 2024

DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN AN TOÀN HOÁ CHẤT 2022

Nghị định số 44/2016/NĐ và Nghị định 113/2017/NĐ-CP là hai văn bản quan định bắt buộc các tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng, lưu chứa, vận chuyển hoá chất phải được huấn luyện an toàn hoá chất, an toàn vệ sinh lao động. Trung tâm ứng phó sự cố môi trường là đơn vị đi đầu trong công tác huấn luyện kết hợp lý thuyết và thực tiễn. Chúng tôi là đơn vị biên soạn cuốn Sổ tay ứng cứu khẩn cấp dành cho các lực lượng ứng phó.

Chứng chỉ an toàn hóa chất theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 và theo Luật an toàn vệ sinh lao động) và nghị định 113/2017/NĐ-CP (Luật hóa chất) dành cho khóa học an toàn hóa chất

Đối tượng được huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ghi rõ là  những người trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

Huấn luyện an toàn hóa chất theo nghị định 113 và nghị định 44 nhằm tuân thủ Luật Hóa Chất và Luật An Toàn Vệ Sinh Lao động

  • Căn cứ Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
  • Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

Theo Điều 31 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP về việc tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất theo nghị định 113

  • Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần. (học viên học xong sẽ được cấp thẻ an toàn theo nghị định 44)
  • Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định. Thông thường các doanh nghiệp hay tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất nguy hiểm kết hợp với chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được huấn luyện bởi đơn vị được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn hóa chất trong lao động.
  • Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.
  • Không điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân hoạt động xăng dầu, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp; tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. (bởi vì có các quy định chuyên ngành khác ví dụ như Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,..)

Theo Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất (áp dụng với hóa chất nguy hiểm) gồm 3 nhóm:

1. Nhóm 1 huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; ví dụ:  Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm,…
  • Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. ví dụ: Phó Giám đốc, phó Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, phó trưởng phòng thí nghiệm,…

2. Nhóm 2 huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
  • Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3 huấn luyện an toàn hóa chất, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất. Ví dụ: công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa hóa chất, …

Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1 huấn luyện an toàn hóa chất

  • Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.

3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2 huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  • Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
  • Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3 huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
  • Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
  • Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
  • Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.

6. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP về đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất hoặc các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hóa chất.
2. Quy định về kiểm tra

  • Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện;
  • Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ;
  • Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.

3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hóa chất, tổ chức, cá nhân tổ chức huấn luyện, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất.
4. Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất gồm:

  • Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện;
  • Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh;
  • Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.

Lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.

Vui lòng liên hệ 18006558 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất!

(Visited 150 times, 1 visits today)

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Một 10, 2024
[HỎI ĐÁP] KHI XẢY RA SỰ CỐ TRÀN DẦU/HÓA CHẤT NÊN SỬ DỤNG NHỮNG GÌ?

1/ Trang bị bảo hộ cá nhân Trang bị bảo hộ cá nhân Ảnh minh họa Bảo vệ tay (Găng tay an toàn kháng dầu/hóa chất)   Bảo vệ mắt (Kính bảo hộ lao động)   Bảo vệ cơ thể (Quần áo bảo hộ hoặc tạp dề)   Bảo vệ chân (Giày kín mũi hoặc […]

Tháng Một 10, 2024
NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4: DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU, HOÁ CHẤT

Ngày 7/10 vừa qua, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phối hợp với Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm SOS Môi trường) tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu (ƯPSCTD) và ứng phó sự cố hóa chất (ƯPSCHC) năm 2022 tại xã Vĩnh Tân, huyện […]

Tháng Một 10, 2024
LỰA CHỌN THIẾT BỊ HÔ HẤP PHÙ HỢP (MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC)

Lựa chọn mặt nạ phòng độc phù hợp là điều rất quan trọng. Dù có được chế tạo tốt như thế nào thì mặt nạ phòng độc cũng không thể bảo vệ bạn khỏi tất cả mọi mối nguy hiểm. Sau khi có kết quả đánh giá mức độ phơi nhiễm, bạn có thể lựa […]